Cột đá nhà thờ là gì ?
Cột đá nhà thờ là loại cột đá thường có một số tê gọi khác như cột đồng trụ nhà thờ, cột lửa,…cột đá nhà thờ đẹp thường được đặt trước cửa nhà thờ có chiều cao tùy thuộc vào kích thước và không gian của toàn bộ kiến trúc của nhà thờ .
Cột đá nhà thờ cũng có thể là các cột trụ trống đỡ công trình kiến trúc so với kích thước của cột lửa, thì trụ đỡ có thể có kích thước bé hơn . nhưng số lượng cột đỡ thì sẽ nhiều hơn cột lửa cột lửa với 1 nhà thờ nhỏ tới mức trung thì chỉ từ 2-4 cột . với các công trình nhà thờ lớn thì số cột này có thể tăng lên từ 4-20 cột thậm trí nhiều hơn thế
Ý nghĩa của cột đá đẹp trong đời sống tâm linh
Theo quan niệm tâm linh từ xa xưa, cột đá luôn có vai trò to lớn đối với người dân Việt Nam. Tại mỗi công trình kiến trúc khác nhau sản phẩm lại mang đến những ý nghĩa đặc biệt. Thông thường cột đá thường được biết đến với hai ý nghĩa chính:
- Thu hút linh khí: Theo quan niệm dân gian, cột đá là nơi thu hút linh khí của trời đất từ đó tạo nên sức mạnh giúp bảo vệ con cháu trong cuộc sống luôn bình an, khỏe mạnh và phát triển. Vì vậy khi sử dụng cột đá trong thiết kế nhà thờ họ, các mẫu cột đá thường được xây dựng rất độc đáo, cầu kỳ và được kết hợp với nhiều họa tiết điêu khắc bắt mắt.
- Chống lại tà ma: Ngoài giúp thu hút linh khí đất trời, cột đá còn mang đến ý nghĩa giúp chống tà ma và tà khí xâm nhập vào nơi thờ cúng hoặc nơi ở. Sở hữu lối kiến trúc chắc chắn, sững sừng, vì vậy khi đặt ở khu vực nhà thờ tổ hoặc nhà thờ họ sẽ giúp bảo vệ sự trường tồn, bình an, hạnh phúc cho cả gia tộc. Bên cạnh đó việc xây dựng cột đá tại những vị trí thờ cúng giúp giữ cho không gian sạch mang đến sự thanh tịnh nơi thờ cúng.
Cột đá giúp thu hút linh khí
Cột đá giúp chống lại tà ma
Cấu tạo của cột đá
Cột đá là hạng mục quen thuộc được sử dụng ở nhiều công trình lớn với mục đích chính là điểm trụ lực, vì vậy chúng thường sở hữu cấu tạo rất chắc chắn với ba phần: phần đầu cột, phần thân cột và phần chân cột.
Phần đầu cột
Phần đầu cột đá hay còn được biết đến với tên gọi khác phần cột lửa, chúng được lặp đặt ở phía trên cùng của cột và thường được thiết kế theo tỷ lệ cân đối với hai phần còn lại. Dựa vào kết cấu mỗi công trình mà phần đầu cột sẽ được tính toán kích thước cùng kiểu dáng phù hợp.
Ví dụ khi chế tác cột đồng trụ nhà thờ, thường phần đầu cột sẽ được trang trí bằng họa tiết tượng con nghê và cột lửa cháy cao, các họa tiết đều được chạm trổ hoa văn hết sức tinh tế và độc đáo.
Các họa tiết này đều thể hiện cho sự uy nghi, sự trường tồn giúp bảo vệ khu vực thờ cúng linh thiêng trong từ đường và cả dòng họ. Vì vậy khi chạm khắc, thi công mẫu cột này những người thợ luôn điêu khắc một cách vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ thể hiện sự tôn kính và kính trọng.
Phần thân cột
Phần thân cột cấu tạo gồm hai dạng chính phần cột tròn và phần cột vuông. Kích thước của phần thân cột sẽ có chiều dài tương tự như kích thước thực tế của kiến trúc, vì vậy để tạo cho công trình một lối kiến trúc liền mạch, không làm mất đi tính liên tục của bức tranh điêu khắc cần lựa chọn và sử dụng những khối đá lớn để xây dựng.
Việc lựa chọn những loại đá này sẽ mang đến độ cứng và độ bền cao, từ đó tạo lực chống đỡ vững chắc cho phần thân cột, giúp mang đến khả năng chống đỡ hiệu quả cho phần nền móng.
Bên cạnh đó, phần thân cột được thiết kế ở nhiều khoảng trống, vì vậy để tạo nên nét độc đáo cho công trình, các nghệ nhân thường điêu khắc thêm các mẫu hoa văn độc đáo dựa theo yêu cầu đặt hàng của mỗi khách hàng.
Những mẫu hoa văn phổ biến thường xuyên được sử dụng như bức tranh Tứ quý bốn mùa (tùng, cúc, trúc, mai), câu đối chữ Nôm, chữ Hán với ý nghĩa nhân văn sâu sắc hoặc có thể hình ảnh Tứ linh (long , lân, quy, phụng).
Phần chân cột
Phần chân cột có dạng hình trụ vuông hoặc hình trụ tròn. Đây là một vị trí quan trọng của cột đá, bởi chúng đóng góp rất lớn trong việc cân bằng và tạo sự chắc chắn cho vị trí hai phần trên.
Chân trụ trong cấu trúc cột đá chính là vị trí chịu toàn bộ tải trọng của cột. Vì vậy để đảm bảo an toàn khi xây dựng phần chân cột thường chế tác từ đá tảng nguyên khối và so với hai phần còn lại của cột đá thì chân cột có kích thước lớn hơn.
Bên cạnh đó, để tạo nét độc đáo cho chân cột, các nghệ nhân thường chế tác các họa tiết đơn giản tuy nhiên vẫn làm nổi bật nên sự sang trọng, một số họa tiết thường được sử dụng trong điêu khắc như: hình lá lan, hình hoa sen,…
Cột đá có những loại nào?
Phân loại cột đá thông thường sẽ được chia theo 3 cách sau: dựa theo công trình và kiến trúc, phân loại theo hình dáng, phân loại theo chất liệu đá. Để hiểu rõ hơn về từng loại một dưới đây là các thông tin chi tiết:
Phân loại cột đá theo từng loại công trình, kiến trúc
Dựa theo phân loại từng công trình, kiến trúc nhiều người thường phân loại cột đá thành ba loại chính: cột hiện, cột đá trong nhà và cột đồng trụ. Cụ thể như sau:
Cột đá trong nhà
Cột đá trong nhà hay còn được biết đến là cột trụ, vai trò chính của chúng giúp nâng đỡ phần mái để có thể tạo được sự vững chãi và kiên cố cho ngôi nhà. Những cột trụ càng chắc thì ngôi nhà sẽ càng chắc chắn vì vậy khi muốn xây dựng một ngôi nhà kiên cố thì không thể thiếu cột trụ.
Cột đồng trụ
Cột đồng trụ đá là một dạng của cột đá, sản phẩm được sử dụng chủ yếu trong những công trình kiến trúc tâm linh như đình, đền, chùa, nhà thờ,…Trong kiến trúc nhà thờ họ thì người ta gọi là cột đồng trụ nhà thờ họ, cột đá nhà thờ họ hay còn gọi là cột đèn nhà thờ họ
Cột đồng trụ thường được làm bằng gỗ hoặc đá, tuy nhiên hiện nay đa phần mọi người đều sử dụng đá do chúng khả năng chống chọi sự khắc nghiệt tốt hơn, bảo vệ cột bền bỉ,… Bên cạnh đó để làm tăng thêm tính thẩm mĩ trên cột luôn được chạm trổ một cách chi tiết và tỉ mỉ.
Phân loại theo hình dạng
Như thông tin đã cung cấp trên bài viết mẫu cột đá có cấu tạo vuông hoặc tròn. Vì vậy căn cứ theo hình dáng có thể phân loại cột đá theo hai loại cột đá hình tròn và cột đá vuông:
Cột đá tròn
Cột đá tròn là mẫu cột đá đẹp được sử dụng phổ biến trong thiết kế các mẫu cột. Bởi dựa theo mặt tâm linh, hình tròn chính là đại diện của sự tròn đầy, trường tồn và vĩnh cửu. Do đó mẫu cột đá tròn thường được lựa chọn sử dụng ở nhiều công trình hơn như làm cột hiên hay cột bên trong nhà ở.
Kết cấu của cột đá tròn gồm 3 phần: phần bệ đỡ, phần cột và đầu cột. Chúng được thiết kế theo dạng khối trụ tròn và đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa cột đá tròn và cột đá vuông.
Ưu điểm lớn nhất của cột trụ tròn chính là độ bền, chúng có độ bền cao, vì vậy có thể hạn chế tối đa tình trạng hư hại và tạo được sự bền vững theo thời gian. Ngoài ra các họa tiết hoa văn khi được chạm khắc trên cột tròn cũng mang đến cảm giác liền mạch đường nét mềm mại tạo được sự thẩm mỹ nhất định khi nhìn vào sản phẩm.
Cột đá vuông
Nếu cột đá tròn mang đến cảm giác mềm mại, ngược lại cột đá vuông sở hữu nhiều đường nét rõ ràng góc cạnh thể hiện nhiều sự mạnh mẽ và uy nghi. Do đó mẫu cột đá vuông được sử dụng nhiều trong việc làm cột sảnh, cột hiên, nhiều khi chúng được sử dụng để làm hàng rào tại các khu vực đền, chùa nơi tâm linh.
Ngoài sự khác biệt lớn nhất về hình dạng trụ tròn và có trụ vuông, hoa văn giữa hai loại cột này cũng có những khác biệt rất lớn. Thông thường cột đá tròn sẽ sở hữu hoa văn mềm mại hơn, chủ yếu là hoa văn rồng, phượng. Ngược lại ở cột trụ vuông sẽ sử dụng hoa văn tứ quý, tứ linh và một số câu đối chữ Nôm hoặc chữ Hán.
Phân loại theo chất liệu đá
Cột trụ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ và đá. Tuy nhiên hiện nay so với gỗ thì chất liệu đá ngày càng được sử dụng nhiều hơn do gỗ ngày càng khan hiếm. Ngoài ra khi so sánh độ bền giữa hai chất liệu thì đá mang đến độ bền bỉ tốt hơn, do đó những mẫu cột bằng đá ngày càng được ưa chuộng. Vì vậy tại nhiều công trình bạn có thể dễ dàng thấy các nghệ nhân sử dụng đá để chế tác cột.
Có thể nói trong tự nhiên hiện nay có rất nhiều loại đá nguyên khối khác nhau nhưng không phải loại đá nào cũng đạt yêu cầu tốt để có thể sử dụng làm cột trụ. Bởi theo kinh nghiệm nhiều nghệ nhân thì loại đá để làm được cột trụ cần có độ cứng tốt, độ bền cao, độ bóng, đường vân trên đá đẹp,…đây là những yếu tố tiêu chuẩn trong lựa chọn đá.
Hiện nay dựa vào những yếu tố trên các nghệ nhân đã lựa chọn một số dòng đá như: đá xanh tự nhiên, đá hoa cương, đá cẩm thạch và đá vàng.
Cột đá làm từ đá xanh tự nhiên
Một trong những loại đá được sử dụng phổ biến nhất trong chế tác cột đá hiện nay là đá xanh tự nhiên. Đây là loại đá có thể tìm thấy nhiều vùng khai thác đá nổi tiếng như Thanh Hóa, Ninh Bình,…
Sở dĩ đá xanh tự nhiên được ưa chuộng trong thiết kế các mẫu cột đá đẹp là bởi loại đá này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: màu sắc hài hòa, trang nhã, dễ dàng chế tác và điêu khắc các mẫu hoa văn, độ cứng cao đảm bảo sự bền bỉ cho công trình.
Cột đá hoa cương
Chất liệu đá hoa cương cũng là một trong những vật liệu quen thuộc được sử dụng phổ biến trong chế tác các công trình. Loại đá này sở hữu nhiều màu sắc độc đáo với những đường vân độc lạ vì vậy nó mang đến giá trị thẩm mỹ rất cao, giúp tạo sự nổi bật cho công trình.
Hiện nay mẫu cột đá hoa cương đẹp nhận được nhiều sự quan tâm đến từ các khách hàng, trở thành sự lựa chọn của nhiều gia chủ.
Cột đá cẩm thạch
Trong các loại đá sử dụng để chế tác cột trụ, đá cẩm thạch là một trong những đá hiếm có giá trị cao so với các loại đá mỹ nghệ còn lại. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng đá cẩm thạch của người dân, hiện nay với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật dòng đá giả cẩm thạch đã ra đời.
Các loại đá giả cẩm thạch sở hữu nhiều ưu điểm như các dòng đá thật như màu sắc, đường vân,…. Đặc biệt khi bạn tiến hành đánh bóng đá, những mẫu cột trở nên sáng bóng, vì vậy khi nhìn vào sẽ rất khó phân biệt được thật giả, điều này vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng gia chủ vừa đảm bảo mức giá cân đối.
Việc sử dụng mẫu đá cẩm thạch làm cột đá trong nhà giúp mang đến sự sang trọng, vẻ đẹp lộng lẫy và không kém phần nguy nga tráng lệ.
ích thước cột đá chuẩn phong thủy
Đối với các loại cột đá, cột bằng đá cần tính toán chuẩn xác về kích thước đảm bảo được yếu tố phong thủy trước khi thi công. Dựa yếu tố phong thủy có các số đo cụ thể như sau:
- Cột đồng trụ sẽ có chiều có từ 4,5m đến 5,5m đường kính sẽ rơi vào khoảng 40cm đến 50cm.
- Đối với những cột có kích thước nhỏ nên lựa chọn chiều cao của cột khoảng 2,61m.
- Đối với dạng cột vuông chiều dài cạnh sẽ trong khoảng 25cm và phần đế vuông sẽ có cạnh dài 40cm.
Tuy nhiên ngoài những thông số trên, dựa vào yêu cầu cũng như chi phí mà khách hàng định chi trả từ đó đơn vị thi công sẽ cung cấp loại kích thước tương ứng.
Ý nghĩa tâm linh của hoa văn, câu đối điêu khắc trên cột đá
Trên các cột đá thường sở hữu những mẫu hoa văn cùng các họa tiết khác nhau thể hiện nhiều ý nghĩa độc đáo. Tuy nhiên, chúng đều có chung một nghĩa thể hiện được lòng thành kính, cầu mong sự bình yên và mong ước vạn sự hanh thông cho gia đình, dòng họ.
Hiện nay, các mẫu cột đá đẹp thường được các nghệ nhân điêu khắc thêm nhiều mẫu hoa văn đa dạng để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Một số loại hoa văn phổ biến có thể kể đến như: Hoa văn hoa sen, hoa văn rồng phượng, hoa văn tứ bình, hoa văn tứ linh,…mỗi một loại hoa văn đều có những ý nghĩa độc đáo riêng biệt.
Hoa sen
Hoa sen luôn là một trong những mẫu họa tiết được ưa chuộng ở những sản phẩm tâm linh. Loài hoa này được biết đến là quốc hoa của Việt Nam, thể hiện những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, chúng tượng trưng cho sự sức sống mãnh liệt, “gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn”. Với ý nghĩa cao đẹp đó mà hình ảnh bông hoa sen luôn được các nghệ nhân lựa chọn để chạm khắc trên các sản phẩm mỹ nghệ từ đá, cụ thể sản phẩm cột đá.
Rồng phượng
Ngoài hình ảnh hoa sen họa tiết rồng phượng cũng là hình ảnh quen thuộc trong văn hóa người Việt. Đây là hai linh vật vô cùng quen thuộc giúp mang đến những ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ.
Các nghệ nhân thường điêu khắc hình ảnh Rồng uốn mình quanh cột hướng bay lên trời thể hiện sức mạnh phi thường, về quyền năng vô hạn. Hình ảnh Phượng được chạm khắc thiên về sự ưu nhã và cao quý thể hiện sự quyền quý, đây chính là cách thể hiện sự mong nhớ của con cháu với những người đã khuất.
Vì vậy khi khắc cả Rồng và Phượng lên các cột đá vừa mang đến nét đẹp cổ kính vừa thể hiện sự trang trọng, uy quyền ở nơi thờ phụng. Hình ảnh Rồng Phượng trên cột đá chính là sợi dây kết nối hai thế giới tâm linh, mong ước tốt đẹp mà những người còn sống dành cho người đã khuất.
Tứ bình
Tứ bình cách gọi chung của 4 loài cây Tùng – Cúc – Trúc – Mai, bốn loại cây tượng trưng cho 4 mùa trong năm. Vì vậy việc lựa chọn khắc họa 4 loại cây này trên cột đá mang ý nghĩa đại diện cho những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của con người Việt.
Đối với mỗi loại cây chúng sẽ mang đến những ý nghĩa riêng biệt, hãy cùng tìm hiểu cụ thể sau đâu:
- Cây Mai- mùa Xuân: Mùa Xuân luôn là sự biểu tượng của những điều mới mẻ, thể hiện một sức sống mãnh liệu và bất diệt.
- Cây Trúc – mùa Hạ: Cây Trúc thường đại diện cho cốt cách kiên cường của người dân Việt Nam thể hiện sự hiên ngang, vững chãi.
- Cây Cúc – mùa Thu: Cây cúc thường tượng tượng trưng cho sức sống, sự trường thọ, niềm vui và sự hạnh phúc.
- Cây Tùng – mùa Đông: Đây là biểu tượng đại diện cho phẩm chất tốt đẹp của người Việt, thể hiện lòng dũng cảm và sự hào hùng trong cốt cách.
Tứ linh
Tứ linh là một trong tín ngưỡng có từ thời xa xưa của người Việt, chúng được gọi là tứ linh vì có 4 loài, lần lượt là Long, Lân, Quy Phụng. Tứ linh hay còn có tên gọi khác là Tứ Thụy bắt nguồn từ truyền thuyết liên quan tới 4 vị thần:Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước.
Chúng đại diện cho những điều tốt đẹp, điềm lành trong cuộc sống như sự quyền năng và sức mạnh đặc biệt. Họa tiết hoa văn tứ linh chính là sự giao hoa giữa các yếu tố tự nhiên của đất trời. Bên cạnh đó đây cũng là các yếu tố tạo nên đất trời, chúng cùng nhau hội tụ lại và tích một năng lượng tích cực.
Có thể nói hình ảnh tứ linh thấy trên các cột đá chính là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo thể hiện được nét đặc sắc mang tính dân tộc
Câu đối
Một trong mẫu hoa văn phổ biến trên các cột đá chính là họa tiết câu đối, đây là một trong những nét đẹp văn hóa dân tộc tiêu biểu của người Việt. Từ xưa câu đối được sử dụng để nói lên suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nào đó. Từ “đối” trong câu đối mang nghĩa đối xứng, ngày xưa nhiều học giả thường tổ chức những buổi đối thơ để giao lưu, cùng nhau học hỏi kinh nghiệm.
Ngày nay, câu đối được lưu lại như một nét văn hóa thể hiện sự hiếu học của người Việt. Hiện nay câu đối được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau như sử dụng trên tấm bình phong, trong trang trí, chúc Tết,… Việc chạm khắc câu đối trên cột đá là cách truyền tải một cách tinh tế và những ước mong mà người trần dành cho những người đã mất.
Bên cạnh đó, những mẫu câu đối trên các sản phẩm cột đá còn tượng trưng cho những lời răn dạy của cha ông, các bậc tiền bối với con cháu hậu thế, thể hiện ước mong con cháu mãi giữ vững nét đẹp “Uống nước nhớ nguồn – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Báo giá cột đá – Đá mỹ nghệ Bảo Châu
Mẫu cột đá đẹp trên thị trường hiện nay sẽ có giá dao động trong khoảng 4 triệu đồng đến 60 triệu đồng. Để báo giá chính xác mẫu cột đá, cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau:
- Chất liệu đá: Hiện nay đá để làm cột đá có rất nhiều loại như đá xanh rêu, đá hoa cương, đá vàng, đá trắng,….Dựa vào độ quý hiếm của mỗi loại đá mà chúng sẽ có mức giá khác nhau, bên cạnh đó sự chênh lệch giá của các loại đá sẽ ảnh hưởng đến sự chênh lệch giá của cột đá.
- Kích thước: Đối với những cột đá có kích thước càng lớn thì chi phí của chúng sẽ càng cao.
- Họa tiết: Việc lựa chọn họa tiết để điêu khắc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành, những mẫu họa tiết càng tinh xảo, độ khó càng cao đòi hỏi những người thợ có tay nghề tốt thì giá thành của cột đá cũng cao hơn so với những mẫu họa tiết thông thường.
- Vị trí lắp đặt: Các mẫu cột đá thường sở hữu kích thước khá lớn, vì vậy để có thể di chuyển đến địa điểm lắp đặt cần có đội ngũ chuyên dụng để thuận tiện cho việc di chuyển. Vì vậy với những địa điểm thi công ở khu vực xa, hẻo lánh cần tốn thêm một số chi phí cho việc vận chuyển và bốc hàng,…
Để có thể tìm hiểu chi tiết về mức giá hay những yếu tố ảnh hưởng đến giá hãy liên hệ với Đá mỹ nghệ Bảo Châu để được tư vấn trực tiếp.
Quy trình chế tác, lắp đặt cột đá tại cơ sở Đá mỹ nghệ Bảo Châu
Đá mỹ nghệ Bảo Châu là một trong những đơn vị chuyên cung cấp những sản phẩm đá mỹ nghệ thủ công có nhiều kinh nghiệm tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân. Đến với chúng tôi bạn sẽ có cơ hội nhận được những sản phẩm chất lượng nhất, các mẫu mã được khắc họa một cách vô cùng chi tiết.
Để có thể làm ra một sản phẩm chất lượng đảm bảo giá trị mà sản phẩm mang đến, dưới đây chúng tôi cung cấp 6 quy trình cụ thể trong chế tác, lắp đặt sản phẩm:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng
Khi khách hàng có nhu cầu lắp đặt cột đá bạn cần liên hệ trực tiếp tới cơ sở đá của chúng tôi – Đá mỹ nghệ Bảo Châu để nhận được những tư vấn nhanh và chính xác nhất. Tại đây chúng tôi tiếp nhận những thông tin khách hàng cung cấp sau đó tiến hành đưa ra những tư vấn cụ thể về mẫu mã, thiết kế, chất liệu,… nhằm phù hợp với nhu cầu mà khách hàng đưa ra.
Bước 2: Tiến hành khảo sát địa hình
Việc khảo sát địa hình là quy trình quan trọng trong việc chế tác hay lắp đặt sản phẩm. Bởi thông qua khảo sát sẽ giúp đội ngũ chế tác có số liệu chính xác nhất từ đó đưa ra những tính toán phù hợp với yếu tố phong thủy. Đặc biệt thông qua việc khảo sát chúng tôi tiến hành phác thảo cơ bản mẫu cột đá phù hợp.
Tiếp nhận thông tin thi công cột đá
Khảo sát lắp đặt cột đá như thỏa thuận
Bước 3: Phác thảo demo bản vẽ 2D,3D và báo mức giá dự toán cho khách
Khi đã khảo sát xong địa hình thực tế, đội ngũ nghệ nhân của Bảo Châu tiến hành phác thảo bản vẽ 2D, 3D. Thông qua đó sẽ giúp các khách hàng hình dung chính xác về mẫu mã sản phẩm. Ngoài ra khi có bản vẽ phác thảo chúng tôi cung cấp báo tổng chi phí cụ thể cho bạn.
Bước 4: Ký kết hợp đồng
Sau khi đã hoàn thiện mọi thủ tục, thỏa thuận và thống nhất tất cả các điều khoản. Bảo Châu tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng, điều này giúp đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng bên cạnh đó cũng đảm bảo tiến độ thi công.
Bước 5: Chế tác và lắp đặt sản phẩm
Khi đã hoàn thiện tất cả các bước trên chúng tôi tiến hành chế tác sản phẩm cột đá theo những kích thước trước đó mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng. Sau khi hoàn thiện sẽ chuyển tới khu vực để bắt đầu thi công lắp đặt. Việc chế tác sản phẩm và thi công lắp đặt phụ thuộc vào độ khó hay dễ của công trình.
Bước 6: Bàn giao công trình
Việc lắp đặt hoàn thiện, Đá mỹ nghệ Bảo Châu sẽ tiến hành kiểm tra lại, sau đó bàn giao sản phẩm và kết toàn hợp đồng.
Thi công cột đá cho khách hàng
Cột đá hoàn chỉnh bàn giao đến khách hàng
Đá mỹ nghệ Bảo Châu – Địa chỉ chế tác cột đá uy tín, giá rẻ
Phát triển từ làng làm nghề đá mỹ nghệ truyền thống Ninh Vân đơn vị Đá mỹ nghệ Bảo Châu đã trở thành sự lựa chọn của nhiều khách hàng khi mọi người có nhu cầu tìm mua sản phẩm làm từ đá.
Chúng tôi sở hữu đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong chế biến cột đá. Mẫu sản phẩm cột đá đa dạng với nhiều họa tiết hoa văn độc đáo tạo nên tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, là đơn vị sản xuất có nhiều năm kinh nghiệm, vì vậy chúng tôi sở hữu quy trình sản xuất bài bản, các công đoạn diễn ra một cách trình tự đảm bảo các sản phẩm cung cấp ra thị trường đều đạt chất lượng cao.
Nếu khách hàng có nhu cầu làm cột đá hãy liên hệ ngay Bảo Châu để nhận được những tư vấn cũng như hướng dẫn đặt hàng tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin về cột đá mà chúng tôi đã tổng hợp muốn cung cấp tới bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm mua sản phẩm cột làm bằng đá. Bên cạnh đó đừng quên truy cập vào địa chỉ dưới đây để được tư vấn và hướng dẫn trực tiếp về cách mua hàng:
- Địa chỉ cơ sở chế tác : Ninh Vân - Hoa Lư - Ninh Bình
- Địa chỉ văn phòng: Ninh Thắng - Hoa Lư - Ninh Bình
- Email: dabaochau35@gmail.com
- Điện thoại: 0912.957.222
- Website: dabaochau.com