Với các Phật tử, việc lập không gian thờ cúng cho Phật và các vị thần tại gia là một điều cực kỳ ý nghĩa và mang đến nhiều giá trị trong tín ngưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được những quy tắc nghiêm ngặt và lưu ý khi lắp đặt am thờ Phật sao cho chuẩn phong thủy. Vậy nên trong bài viết dưới đây, Đá Bảo Châu sẽ mang đến cho quý bạn đọc những thông tin chi tiết về am thờ Phật, hãy cùng theo dõi nhé!
Đôi nét về am thờ Phật
Bắt nguồn từ Trung Quốc, am được xem là hạng mục kiến trúc nhỏ trong thờ Phật, thường được sử dụng làm nơi tu hành, thờ Phật của các ni cô. Lâu dần, khi lưu truyền về Việt Nam, am được dùng để thờ Phật hoặc gọi các miếu thờ thần linh trong làng. Đến nay, am thờ Phật có lẽ vẫn là khái niệm khá mới lạ với nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế, đây lại là cách gọi khác của bàn thờ Phật và khá thông dụng với những Phật tử đã và đang thờ cúng Phật trong nhà.
Theo quan niệm tâm linh, am thờ Phật tượng trưng cho sự kết hợp giữa 2 thế giới âm dương, giữa 2 linh hồn và giữa bầu trời – mặt đất. Ngoài ra, bàn thờ Phật cũng là biểu tượng của những mong ước về một cuộc sống may mắn, bình an, mưa thuận gió hòa sẽ đến với mọi người.
Ý nghĩa của am thờ Phật trong đời sống
Tự bao đời nay, truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên, Phật vẫn luôn là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Vậy nên, việc thờ Phật tại gia ở thời điểm hiện tại không còn mới và được nhiều Phật tử giữ gìn. Hơn nữa, vì là một nơi trang nghiêm nên am thờ Phật luôn được gia chủ cực kỳ chú trọng.
Theo đó, Phật đại diện cho những giá trị tốt đẹp với sự từ bi, lòng nhân hậu và bao dung lớn, luôn cứu độ chúng sinh. Do đó, Phật luôn là bề trên được người dân hết sức tin tưởng và lập bàn thờ tại nhà. Đây như một cách thể hiện sự tôn kính đối với Phật, đồng thời gửi gắm mong ước về một cuộc sống an yên, hạnh phúc, luôn được Phật chở che trước khó khăn của gia chủ.
Ngoài ra, nhiều người tin rằng, sự xuất hiện của Phật ngay trong ngôi nhà sẽ giúp các thành viên không còn cảm thấy muộn phiền, lo lắng, sẽ được dẫn dắt để tìm ra chân lý, an tâm hơn trước mọi khó khăn ập đến. Không những vậy, lập am thờ Phật sẽ bảo vệ con cháu trong gia đình khỏi thế lực xấu, tà ma ngoại đạo, sức khỏe ổn định, không ốm đau.
Hướng đặt am thờ Phật chuẩn phong thủy
Như đã nói, am thờ Phật mang rất nhiều giá trị, ý nghĩa tâm linh đối với gia chủ. Thế nhưng về phong thủy, am thờ Phật cũng cần được lắp đặt theo hướng phong thủy, sao cho thể hiện ra được lòng thành kính mới có thể mang đến may mắn cho bản thân và gia đình.
Đầu tiên, hướng đặt am thờ Phật nên hướng ra cửa chính, ngược lại với hướng đứng làm lễ. Điều này giúp gia chủ có thể dễ dàng nhìn thấy Phật để tâm luôn tịnh, đồng thời ma quỷ sẽ không dám xâm nhập vào không gian bên trong. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, gia chủ nên đặt am thờ Phật ở những nơi thoáng đãng, sáng sủa, không phải góc khuất như ngoài sân.
Bên cạnh đó, hướng đặt am thờ Phật còn phụ thuộc vào cung mệnh của gia chủ. Nếu chủ nhà thuộc mệnh Đông Tứ trạch thì nên đặt theo hướng Đông, hướng Đông Nam, hướng Bắc và hướng Nam. Còn gia chủ mệnh Tây Tứ trạch thì am thờ nên đặt theo hướng Đông Bắc, hướng Tây Bắc, hướng Tây và hướng Tây Nam.
Cách thờ Phật đúng cho gia chủ
Khi bắt đầu thờ cúng Phật, gia chủ cũng cần tìm hiểu cách thờ Phật sao cho đúng và chuẩn. Để rõ hơn về vấn đề này, quý vị có thể tham khảo những cách mà Bảo Châu đúc kết lại được dưới đây.
Các tượng Phật gia chủ nên thờ
Một am thờ Phật không chỉ thờ Phật mà còn thờ những vị thần khác. Mỗi vị thần sẽ mang đến những giá trị và ý nghĩa tâm linh khác nhau. Gia chủ nên hiểu rõ để có thể thờ đúng cách nhất. Có một vài vị Phật nên thờ phổ biến sau đây:
Tượng Phật Quan Âm: Phật bà Quan Âm là vị thần quen thuộc trong hầu hết các thế hệ người dân Việt Nam. Quan Thế Âm Bồ Tát thường khoác lên mình bộ áo trắng thanh cao, khuôn mặt hiền từ và thánh thiện. Vậy nên, thờ Phật Quan Âm là cách nhắc nhở các thành viên tâm phải luôn hướng thiện, trong sáng, làm nhiều việc tích phúc đức cho bản thân và xã hội.
Tượng Phật Thích Ca: Với những người theo đạo Phật, Phật Thích Ca có lẽ là cái tên không còn xa lạ. Giác ngộ và thoát khỏi trần tục từ sớm, ngày chính là vị thần đã khai sinh ra Phật Giáo. Do đó, thờ Phật Thích Ca tượng trưng cho tấm lòng an yên, nhân hậu, không tham lam và sân si.
Tượng Phật Dược Sư: Phật Dược Sư là biểu tượng cho sự thông minh, trí tuệ. Ngài giúp chúng sinh có một khối óc vượt trội để có thể đối diện với những gian khổ của đời người, tự mang đến hạnh phúc và tài lộc cho chính mình.
Vị trí đặt bàn thờ tượng Phật
Bất kỳ hạng mục tâm linh nào cũng cần cực kỳ chú ý đến những yếu tố liên quan đến phong thủy. Ngoài việc đặt bàn thờ Phật đúng hướng thì vị trí sắp xếp cũng vô cùng quan trọng để tránh được những điều xui rủi không may ập đến.
Với một số công trình nhà ở tại Việt Nam, tượng Phật thường được đặt ở phòng riêng hoặc nơi cao, thoáng đãng trong nhà. Một phần là để tăng sự trang nghiêm, thành kính, một phần để tránh không đụng chạm, gây đổ vỡ tượng và đồ vật đặt trên am.
Thêm vào đó, không gian xung quanh am thờ tốt nhất nên thanh tịnh, yên tĩnh, bình lặng để bảo đảm sự tôn nghiêm và lịch sự. Đặc biệt, am thờ Phật không nên đặt gần nhà vệ sinh, dưới nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng ngủ hoặc đối diện cầu thang.
Tuy nhiên như đã nói, thay vì đặt ngay trong không gian ở, am thờ Phật được đặt ngoài trời sẽ thu hút linh khí, điềm tốt hơn nhiều lần. Vậy nên quý khách có thể tham khảo đặt am thờ Phật sao cho phù hợp với thiết kế của ngôi nhà nhé.
Một số lưu ý khi thờ Phật tại nhà
Chúng ta phải biết rằng, nếu không biết cách thờ Phật đúng cách thì có thể còn phạm thượng đến những vị Thần, ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ. Do đó, lưu ý dưới đây sẽ không thừa và cần được quý vị bỏ túi ngay trước khi lắp đặt am thờ Phật ngay tại gia đình.
Theo đó, trong quá trình lập bàn thờ Phật, điều tiên quyết gia chủ cần lưu ý chính là sẽ không lập thêm một am thờ bị Thánh, Thần nào khác trong nhà. Và mỗi am thờ chỉ đặt tối đa 3 vị thần là đủ, mỗi vị tương đương với một bức tượng và một ảnh.
Tiếp đến, quý khách nên chọn một địa chỉ chạm khắc tượng Phật dày dặn kinh nghiệm, có tâm – có tình để hình hài Phật có thể đẹp, toát được vẻ từ bi, không vướng bận trần tục. Gia chủ có thể thỉnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Quan Âm Bồ Tát. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chuẩn bị trước một am thờ được lau dọn sạch sẽ, tươm tất rồi mới đặt tượng Phật lên trên.
Đặc biệt, đưa tượng Phật đến những nơi khác trước lúc về nhà là điều cấm kỵ mà chúng ta nên tránh, điều này có thể làm ô uế đến tượng của bề trên. Vậy nên, ngay khi thỉnh Phật về nhà thì nên lập tức an vị tượng lên bàn thờ ngay.
Về vị trí đặt, Tượng Phật A Di Đà luôn phải đặt ở giữa am thờ, bên trái là Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Còn ngày thỉnh Phật nên chọn mùng 1, 15 âm lịch hoặc ngày vía Phật, Bồ Tát. Sau khi đã xong xuôi, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm lễ với nước tinh khiết, hoa, trái cây, 1 đến 3 cây nến khấn là được.
Lời kết
Thông qua bài viết bên trên, quý vị chắc hẳn đã hiểu hơn về những ý nghĩa và giá trị thú vị về am thờ Phật. Có thể thấy, am thờ Phật chính là hạng mục tâm linh mà bất kỳ Phật tử nào cũng nên lắp đặt trong gia đình của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những lưu ý và cách lắp đặt mà Bảo Châu đã nói, việc lựa chọn một địa chỉ cung cấp am thờ Phật uy tín, chất lượng cũng vô cùng quan trọng.
Tại Đá Bảo Châu, chúng tôi gia công rất nhiều những sản phẩm tâm linh cho khu vực thờ cúng như bàn thờ đá, miếu thờ thần linh bằng đá,… Tất cả các hạng mục này đều được chế tác từ đá tự nhiên bền đẹp, chất lượng. Hơn nữa, việc luôn đặt “cái tâm, cái tình” lên hàng đầu cũng là cách mà chúng tôi tự tin rằng sản phẩm của mình chất lượng như thế nào.
Vậy nên, nếu quý khách có nhu cầu chiêm ngưỡng những sản phẩm trang trí cho không gian thờ cúng, hãy nhanh chóng liên hệ với Đá Bảo Châu qua địa chỉ dưới đây để được tư vấn nhé:
- Số điện thoại: 0912.957.222
- Địa chỉ văn phòng: Ninh Thắng – Hoa Lư – Ninh Bình
- Địa chỉ xưởng chế tác: Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
- Website: dabaochau.com
Xuất thân tại quê hương có truyền thống làm nghề chế tác đá mỹ nghệ thủ công, có cả 1 tuổi thơ gắn liền với nghề làm đá, đến năm 2017 thành lập Doanh nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Bình