Ngày nay, để giữ vững giá trị tốt đẹp của cha ông ta, người Việt Nam ở khắp mọi miền trên đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các dịp lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng, ngày Hội và thường đọc văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu để bày tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ biết ơn các bậc tiền nhân đi trước đã có công với đất nước. Cùng Dabaochau tìm hiểu văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu dễ nhớ nhé.
Văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu chuẩn và chi tiết nhất
Dưới đây là bài văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu chi tiết và dễ nhớ nhất mời mọi người cùng tham khảo.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Tam Tòa Thánh Mẫu là ai nào?
Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ ở hầu hết tất cả các các đền, điện, phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ phủ. Như tên gọi thì Tam Tòa Thánh Mẫu gồm có 3 vị Thánh Mẫu là Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ.
- Mẫu Thượng Thiên hay Mẫu Đệ Nhất là vị Thánh Mẫu cai quản vùng trời, có quyền năng tạo ra được mưa, gió, sấm chớp, nghĩa là được cai quản Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Mẫu Thượng Thiên chính là bà chúa Liễu Hạnh đã có 3 lần giáng trần. Vì là người có quyền năng thống trị tự nhiên, giúp ích rất lớn cho nền nông nghiệp lúa nước, trồng trọt của nước ta nên đền thờ mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên được đặt ở khắp nơi, nhưng lớn và linh thiêng nhất vẫn là nơi Mẫu giáng trần hay hiển linh, lưu dấu tích. Mẫu Thượng Thiên thường đặt ở chính giữa tam tòa với màu đỏ đặc trưng và ngày hội chính thức là ngày 3/3 âm lịch hàng năm.
- Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn với quyền năng cai quản những miền rừng núi, bà là vị Thánh Mẫu gắn bó mật thiết với con người, cây cỏ và chim, thú. Chính vì vậy nên nơi nào có rừng núi đều có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Ngày 20/9 âm lịch hằng năm đều diễn ra lễ hội Đền Đệ Nhị với hình ảnh vị Mẫu mặc áo màu xanh và ngồi bên tay trái. Mẫu Thượng Ngàn còn có nhiều tên gọi khác như như Diệu Tín Thiền sư, Đông Cuông Công Chúa, Lê Mại Đại Vương, Lâm Cung Thánh mẫu, Sơn Tinh công chúa, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ,…
- Mẫu Thoải hay còn được gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thủy, ngài cai quản miền sông nước, gắn liền với đời sống sông nước hữu tình của người dân từ xưa tới nay. Thánh Mẫu Thoải thường đặt bên tay phải của bàn thờ Tam Tòa với hình ảnh Mẫu mặc áo trắng tinh và ngày hội của Mẫu Thoải chính thức là ngày 10/6 âm lịch hàng năm.
Xem thêm:
Cách phân biệt ban Mẫu trên điện thờ
Mỗi năm vào các dịp lễ tết, hoặc những ngày tuần tiết rằm mùng một, rất đông các tín ngưỡng của Đạo Mẫu cũng như những người tín tâm khác thường đến đón lễ Thánh Mẫu cùng hội đồng Tam Tứ Phủ tại các phủ, đền, điện thờ…, cầu đảo bình an, may mắn, hạnh phúc, lộc tài,….
Thực tế do trong nội phủ, nội điện thường có khá nhiều cung thờ, hoặc ngay trong một điện thờ nhỏ cũng có rất nhiều ban, nhiều tượng thánh thần gây khó khăn cho người trong việc hành lễ, không biết phải khấn sao cho đúng và cho đủ cũng như phải tự thiết sắm sửa lễ nghi sao cho cảm thấy đầy đủ, phù hợp, không bị thiếu sót kẻo lại bị các thánh trách phạt…
Bài trí trong một điện thờ, vào bất kì một điện thờ hay đình đền nào ta cũng dễ dàng nhận thấy là chia ra mấy tầng lớp, mấy hàng theo chiều từ cao đến thấp:
- Hàng trên cùng: thường thờ một tượng bồ tát quán âm hay bồ tát chuẩn đề, tính chất đại diện cho vị chư Phật chư bồ tát.
- Hàng tiếp theo: là tượng 3 vị Thánh Mẫu, ngồi giữa là vị thần chủ mặc áo đỏ tức Mẫu Liễu Hạnh, một bên là Mẫu thoải màu áo trắng, một bên là Mẫu thượng ngàn mặc màu áo xanh. Đôi khi có hai nàng hầu cận đi theo các vị Thánh Mẫu gọi là đôi cô Quỳnh cô Quế hầu cận.
- Hàng tiếp theo: là một số đền điện có thờ Đức Ngọc Hoàng cùng với đó là hai vị quan Nam Tào và Bắc Đẩu coi giữ sổ sinh sổ tử của nhân gian, cũng có đền điện không có các vị thánh này. Cũng có một số đền điện đặt tượng ba vị ngồi trên tượng tam tòa Thánh Mẫu.
- Hàng tiếp theo: ngũ vị tôn ông hay còn được gọi là hội đồng quan lớn. Mỗi vị quan lớn sẽ mặc một áo màu khác nhau tượng trưng cho vùng hoặc phủ mà vị ấy cai quản: quan đệ nhất cai quản vùng trời/thiên phủ mặc áo đỏ, quan đệ nhị cai quản vùng núi rừng/nhạc phủ mặc áo xanh, quan đệ tam cai quản vùng sông nước/thoải phủ mặc áo trắng, quan đệ tứ cai quản vùng đất/địa phủ mặc áo vàng và quan đệ ngũ cai quản thiên binh thiên tướng/âm binh mặc áo màu lam. Một số đền điện tượng khác các quan không khoác áo mà có thể sẽ giống nhau, cách phân biệt dựa vào cách giơ các đầu ngón tay của vị quan lớn đó.
- Hàng tiếp theo: là tứ phủ thánh hoàng, thường có ba pho tượng thánh hoàng là thánh hoàng bơ mặc màu áo trắng, thánh hoàng bẩy mặc áo màu lam, thánh hoàng mười mặc áo màu vàng làm đại diện cho thập vị thánh hoàng.
- Phía dưới gầm bệ thờ: là ngũ hổ tướng, hai tướng thanh xà và bạch xà. Đa phần đền điện thờ hai vị tướng thanh xà bạch xà được treo trên cao. Đây được xem là các binh tướng của nhà Thánh.
Trên đây là chính cung hay còn được gọi là cung công đồng, đặt ở chính giữa tất cả các điện thờ, quy mô rất to lớn được trang trí lộng lẫy nhất.
Ý nghĩa cúng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
Theo tập tục văn hoá truyền thống nước Việt ta, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã đều có các Đền, Đình, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thánh Mẫu. Các vị thần linh, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công lớn với cộng đồng làng xã, dân tộc trong công cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đi trước đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của người Việt Nam.
Ngày nay, theo tập quán xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn xem ngày để đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào những ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ biết ơn các bậc ân nhân đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thánh thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ đây là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người với hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho gia đình, bản thân và cộng đồng được an khang, thịnh vượng thành đạt và yên bình, biến hung thành cát, giải trừ mọi tội lỗi…
Cách sắm lễ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu đầy đủ nhất
Theo phong tục truyền thống khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to hay nhỏ, nhiều hay ít, sang hay mọn tùy tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ các Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả ngọt, oản,… để dâng lên các vị thánh thần được.
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, quả, trà, phẩm oản… dùng để lễ ban đến Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban các vị Thánh Mẫu.
- Lễ Mặn: Nếu bạn có quan điểm phải lễ mặn thì nên mua đồ chay hình tướng như gà, lợn, giò, chả.
- Lễ đồ sống: Tuyệt đối không được dùng các đồ lễ sống như trứng, gạo, muối hay thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà được đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
- Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay của Việt Nam, không được dùng ốc, cua, lươn, ớt hay chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm để nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, hương hoa, quả, gương, lược… Nghĩa là những loại đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, xinh và được bao trong những túi nhỏ hấp dẫn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Phải dùng lễ chay mới có phúc và những lời cầu nguyện sẽ được linh ứng.
Hạ lễ sau kết thúc lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
Sau khi kết thúc phần khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần hương có thể viếng thăm phong cảnh đẹp nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần hương có thể thắp thêm một tuần hương nữa. Thắp hương xong, vái 3 vái trước mỗi bàn thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Hoá sớ xong mới được hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì nên hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ đặt ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hay giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom đặt vào đó mà không đem về.
Một số lưu ý khi dâng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
Để giúp buổi lễ của bạn diễn ra suôn sẻ và thuận lợi cần lưu ý những điều sau đây:
- Việc dâng lễ Thánh có thể đi vào bất cứ ngày nào trong tháng, hay khi có việc cần thiết phải cầu đảo, không cậu nệ ngày tốt xấu.
- Như đã nêu trên dâng lễ vật chỉ là phương tiện, tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh, chỉ cần thành tâm, tuyệt đối không được nghĩ lễ ít chư Thánh sẽ không chứng.
- Vào những nơi đền, phủ, điện, miếu là chỗ tôn nghiêm, cần ăn mặc chỉnh tề ngay ngắn, lời nói hành động cử chỉ đúng mực, nếu có người trông nom nơi thờ tự thì nên đến xin phép chào hỏi rồi vào làm lễ, khi ra về cũng nên chào hỏi mật thiết.
- Tiền trần gian nên tự tay mình bỏ vào hòm công đức, nên đặt một đồng có mệnh giá lớn ví dụ như đồng 20 ngàn thay vì nhiều đồng nhỏ lẻ đi mỗi nơi để một đồng.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có một buổi lễ nghiêm trang để bày tỏ lòng thành đến các vị Thánh Mẫu.
Xuất thân tại quê hương có truyền thống làm nghề chế tác đá mỹ nghệ thủ công, có cả 1 tuổi thơ gắn liền với nghề làm đá, đến năm 2017 thành lập Doanh nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Bình