Bài văn khấn ngày rằm tháng 7 linh thiêng, đúng chuẩn nhất

Cúng rằm tháng 7 được xem là nét đẹp tâm linh độc đáo của người Việt Nam từ xa xưa. Hàng năm, cứ đến ngày này là người dân lại cúng bái, dâng lễ, đọc văn khấn cầu sự siêu thoát cho các vong linh, hy vọng sự bình an, may mắn sẽ đến với gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc bài văn khấn ngày rằm tháng 7 sao cho đầy đủ, chuẩn chỉnh. Vậy nên, quý vị hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đá Bảo Châu để tìm hiểu thêm về tập tục văn cúng ý nghĩa này nhé!

Rằm tháng 7 âm lịch là gì?

Rằm tháng 7 âm lịch là một dịp vô cùng quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Trong những ngày này, hầu hết các gia đình từ Nam ra Bắc đều chuẩn bị lễ vật, văn khấn ngày rằm tháng 7 để cầu bình an cho gia đình. 

Thông thường, rằm tháng 7 âm lịch sẽ được biết đến với tên gọi Tiết Trung Nguyên, Vu Lan báo hiếu hoặc Xá tội vong nhân. Tùy theo từng người mà rằm 7 sẽ dựa trên 3 góc nhìn khác nhau: Tiết Trung Nguyên bắt nguồn từ Đạo giáo, Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc Phật giáo và Xá tội vong nhân sẽ mang hơi hướng của dân gian.

Rằm tháng 7 âm lịch là dịp quan trọng trong tín ngưỡng Việt Nam
Rằm tháng 7 âm lịch là dịp quan trọng trong tín ngưỡng Việt Nam

Được biết, rằm tháng 7 là dịp mà âm phủ sẽ mở cửa để ma quỷ, vong linh tràn đến trần gian. Vì vậy, tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch và kéo dài đến hết ngày 30/7 âm lịch hàng năm, tượng trưng cho ngày mở và đóng của quỷ môn quan. 

Với Xá tội vong nhân, ngày này còn được biết đến với cái tên cúng cô hồn hay cúng thị thực. Đây là ngày mà những linh hồn cô đơn, lưu lạc không nơi nương tựa sẽ được thờ cúng, cầu phước để siêu thoát về nơi an lành.

Cuối cùng là đại lễ Vu Lan báo hiếu, một ngày có lẽ không còn xa lạ với bất kỳ ai trong chúng ta. Vu Lan là ngày mà bậc làm con sẽ báo đáp, hiếu kính công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Bởi không có họ, chúng ta chắc chắn sẽ không khỏe mạnh và nên người được như ngày hôm nay.

Về nghi thức thực hiện, tiết Trung Nguyên hay Vu Lan báo hiếu có thể được tiến hành tại nhà hoặc chùa. Riêng Xá tội vong nhân thì phải đến những nơi như đầu ngõ, ngoài đường để cúng, siêu sinh cho những vong hồn không người thân. 

Ý nghĩa phong tục cúng rằm tháng 7 của người Việt

Ông bà ta thường nói rằng: Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Bảy. Vậy nên, chẳng biết tự bao giờ, tục lệ cúng bái rằm tháng 7 đã đi sâu vào cuộc sống của mỗi người dân, mang những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp . 

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Như các bạn đã biết, đại lễ Vu Lan báo hiếu là dịp để con cháu báo hiếu, thể lòng biết ơn trước công dưỡng thành của bậc ông bà, cha mẹ. Trong ngày Vu Lan, mọi người thường thực hiện nghi thức tại nhà hoặc trong chùa. 

Thông thường, mọi người sẽ cúng những mâm cỗ chay, cài hoa hồng lên áo và thả đèn hoa đăng xuống nước. Đây cũng là cách mà người ta mong cầu những điều an lành, tốt đẹp sẽ đến với ông bà, cha mẹ. 

Người dân thả đèn hoa đăng vào đại lễ Vu Lan báo hiếu
Người dân thả đèn hoa đăng vào đại lễ Vu Lan báo hiếu

Ngày xá tội vong nhân

Ngày xá tội vong nhân (cúng thị thực, cúng cô hồn) đã trở thành nghi thức không thể thiếu trong phong tục tập quán, tín ngưỡng người Việt. Cúng cô hồn có ý nghĩa mang thức ăn như gạo, muối, ngô, bỏng, bánh đa,… cho những linh hồn vất vưởng, ma đói, cầu cho họ sớm được siêu sinh. Từ đó thể hiện cho tấm lòng nhân ái, luôn giúp đỡ người khốn khó của người Việt.

Mâm cúng ngày xá tội vong nhân
Mâm cúng ngày xá tội vong nhân

Mẫu bài văn khấn ngày rằm tháng 7 chuẩn tâm linh

Văn khấn ngày rằm tháng 7 được chia thành hai mẫu chính là: Văn khấn ngày rằm tháng 7 ngoài trời và văn khấn ngày rằm tháng 7 trong nhà. Mỗi dạng sẽ có những bài khấn và cách dâng lễ khác nhau. 

Văn khấn ngày rằm tháng 7 ngoài trời

Văn khấn ngày rằm tháng 7 ngoài trời dành cho các vong linh, cô hồn không nơi nương tựa nên gia chủ phải biết cách khấn chuẩn tâm linh để không mang đến xui xẻo cho gia đình. 

Cách sắm lễ cúng cô hồn ngoài trời

Để tiến hành bước cúng cô hồn ngoài trời và đọc văn khấn ngày rằm tháng 7, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ mâm đồ cúng. Dưới đây là một vài gợi ý của Đá Bảo Châu về mâm lễ cúng, quý bạn đọc có thể tham khảo. 

Đầu tiên là mâm ngũ quả, các bạn có thể lựa chọn những loại quả theo sở thích như chuối, mãng cầu, đu đủ, bưởi, sung,… miễn sao đủ được 5 loại quả; tiếp theo là 1 đĩa gạo và 1 đĩa muối; 12 bát con cháo trắng nấu lỏng; 3 – 5 bát cơm vắt; 12 viên đường thẻ; Tiền vàng, giấy áo để đốt; Cây mía nguyên vỏ hoặc chia khúc ngắn khoảng 15cm; Bánh kẹo; Tiền mặt; 3 ly nước nhỏ; Bỏng ngô, ngô luộc, khoai lang luộc; 3 cây nhang; 2 ngọn nến; Trầu cau.

Ngoài những đồ cúng lễ trên, gia chủ lưu ý không cúng xôi gà. Và khi bày lễ ngoài trời, tiền vàng cần được rải theo 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, mỗi hướng 3, 5, 7 cây nhang. 

Mâm lễ cúng cô hồn ngoài trời đầy đủ
Mâm lễ cúng cô hồn ngoài trời đầy đủ

Cách cúng cô hồn rằm tháng 7 ngoài trời

Đồ cúng cô hồn nhất định phải có hương, hoa đèn, muối, gạo, nước lã cùng với các món ăn… Đặc biệt, cháo loãng là món không thể thiếu trong lễ cúng vì người xưa tin rằng, những linh hồn bị đày đọa thường có thực quản nhỏ hẹp, không thể ăn được đồ ngon trên trần gian.

Thông thường, cúng cô hồn rằm tháng 7 sẽ được tiến hành vào các chiều 1/7 – 15/7 âm lịch. Tuy nhiên, cũng có quan niệm lại cho rằng thời gian cúng ngoài trời chuẩn nhất sẽ là từ 2/7 – 14/7 âm lịch. Buổi cúng sẽ kết thúc với việc rải muối, gạo ra đường. Ở một số nơi còn cho phép giật cô hồn hoặc chia đồ ăn cho hàng xóm khi đã đọc văn khấn ngày rằm tháng 7.

Tục lệ giật cô hồn phổ biến ở nhiều địa phương
Tục lệ giật cô hồn phổ biến ở nhiều địa phương

Bài văn khấn ngày rằm tháng 7 ngoài trời

Đúng như tên gọi, bài văn khấn ngày rằm tháng 7 ngoài trời phải được đọc ở bên ngoài ngôi nhà của bạn nếu không sẽ không phát huy được hết tác dụng của chúng. Sau đây là bài văn khấn ngày rằm tháng 7 ngoài trời do Bảo Châu sưu tầm.

Bài văn khấn ngày rằm tháng 7 ngoài trời
Bài văn khấn ngày rằm tháng 7 ngoài trời

Văn khấn rằm tháng 7 trong nhà

Khác với văn khấn ngày rằm tháng 7 ngoài trời, văn khấn rằm tháng 7 trong nhà sẽ được gia chủ chuẩn bị hết sức chỉn chu, tươm tất, bao gồm nhiều dạng bài cúng như: Văn khấn cúng gia tiên rằm tháng 7, văn khấn thần linh rằm tháng 7, văn khấn rằm tháng 7 nhà thờ họ, văn cúng rằm tháng thần tài thổ công, văn khấn rằm tháng 7 tại chùa, văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7. 

Văn khấn cúng gia tiên rằm tháng 7 

Văn khấn cúng gia tiên rằm tháng 7 như một cách để con cháu kết nối về tinh thần với ông bà, tổ tiên. Những lời cầu nguyện và khấn bái chân thành, thật lòng là cách mà thế hệ sau tri ân, tưởng nhớ và trân trọng những người thân đã khuất núi.

Bài văn khấn gia tiên rằm tháng 7
Bài văn khấn gia tiên rằm tháng 7

Văn khấn thần linh rằm tháng 7

Văn khấn thần linh rằm tháng 7 vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong dịp lễ này. Thông qua bài văn khấn ngày rằm tháng 7, chúng ta phải bộc lộ sự thành tâm, xin các bậc thánh nhân tha thứ cho những chuyện sai lầm. Đồng thời mong cầu tất cả các thành viên trong gia được khỏe mạnh, hạnh phúc, con đường công danh sự nghiệp ngày càng phát triển. 

Bài văn khấn thần linh rằm tháng 7
Bài văn khấn thần linh rằm tháng 7

Văn khấn ngày rằm tháng 7 tại nhà thờ họ

Văn khấn ngày rằm tháng 7 tại nhà thờ họ sẽ được người trưởng họ đứng ra đại diện để đọc. Cũng giống như văn khấn gia tiên, đây cũng là phương thức để con cháu giao tiếp tâm linh với ông bà, tổ tiên. Vì vậy, trong lúc làm thủ tục đọc văn khấn, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ thật tươm tất, hạn chế ít nhất những sai sót. 

Văn khấn ngày rằm tháng 7 tại nhà thờ họ
Văn khấn ngày rằm tháng 7 tại nhà thờ họ

Văn khấn ngày rằm tháng 7 Thần Tài

Trên thực tế, văn khấn rằm tháng 7 Thần Tài thường chỉ dành cho những gia đình, cá nhân đang làm công việc kinh doanh. Bởi cúng Thần Tài mang ý nghĩa thu hút tài lộc, thịnh vượng, công việc thuận buồm xuôi gió, rất có lợi cho những người buôn bán. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền, quan điểm của mỗi người mà có thực hiện bài cúng này hay không. 

Văn khấn rằm tháng 7 Thần Tài, Thổ Địa
Văn khấn rằm tháng 7 Thần Tài, Thổ Địa

Văn khấn rằm tháng 7 tại chùa

Văn khấn rằm tháng 7 tại chùa cũng cần được Phật tử chuẩn bị thật kỹ càng trước khi đọc văn khấn. Chú ý, khi làm lễ tại chùa thì cần ăn mặc nghiêm túc, kín đáo, chuẩn bị đầy đủ mâm lễ, không mang đồ lễ giả và không nói tục, làm ồn trong không gian chùa. 

Văn khấn rằm tháng 7 tại chùa
Văn khấn rằm tháng 7 tại chùa

Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7

Vào các dịp lễ Tết hay rằm tháng 7 thì quần áo, tiền vàng mã là món đồ không thể thiếu. Phong tục này bắt nguồn từ suy nghĩ “trần sao, âm vậy” của đại đa số người Việt, hy vọng người thân của mình khi qua thế giới bên kia được đủ đầy, hạnh phúc. 

Tuy nhiên, không phải cứ hóa trụi tất cả đi là xong. Gia chủ cũng nên đọc văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 để ông bà, cha mẹ có thể cảm nhận được tấm lòng của mình. 

Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7
Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7

Chuẩn bị lễ vật trước khi cúng rằm tháng 7

Chuẩn bị mâm lễ cúng chay, mặn là điều mà gia chủ sẽ phải làm trong dịp rằm tháng 7. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mâm lễ cúng sẽ có những món khác nhau. Điều quan trọng là khi thực hiện cúng bái, gia chủ phải bộc lộ được cái tâm, sự thành kính của mình thì thần linh mới phù hộ.

Bên cạnh đó, gia chủ khi thực hiện văn khấn ngày rằm tháng 7 thì nên theo thứ tự cúng Phật, thánh thần linh trước, cúng vong linh sau. 

Lễ vật cúng Phật, thánh thần linh: Cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo hương nhang, hoa quả; Ngựa, tiền vàng, mũ, áo; Các món ăn chay hoặc mặn. 

Lễ vật cúng vong linh: Ngoài đồ ăn, hương và vàng mã, gia chủ cúng vong linh nếu có điều kiện nên tạo phúc bằng cách phóng sinh các con vật. 

Lễ vật cúng rằm tháng 7 không được chuẩn bị qua loa
Lễ vật cúng rằm tháng 7 không được chuẩn bị qua loa

Lời kết

Có thể nói, văn khấn ngày rằm tháng 7 là truyền thống suốt bao đời nay của con cháu Lạc Hồng. Thông qua bài viết bên trên, chắc hẳn quý khách đã nắm bắt được cách để thực hiện bài văn khấn ngày rằm tháng 7 tại nhà, chùa, nhà thờ họ sao cho đầy đủ, chính xác nhất.

Ngoài ra, bên cạnh văn khấn ngày rằm tháng 7, nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm về những sản phẩm đá mỹ nghệ chuẩn phong thủy, được lắp đặt tại các công trình tâm linh như lư hương, bàn thờ đá, miếu thờ thần linh bằng đá,… thì hãy nhanh tay liên hệ với Bảo Châu để được tư vấn miễn phí theo địa chỉ sau:

  • Địa chỉ văn phòng: Ninh Thắng – Hoa Lư – Ninh Bình
  • Địa chỉ xưởng chế tác: Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
  • Số điện thoại: 0912.957.222
  • Website: dabaochau.com