Đã từ xa xưa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. Vào những dịp cuối năm, người Việt thường có tục lệ lau dọn, sửa sang, rút chân nhang bàn thờ. Tuy nhiên, trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ cần phải cúng bái theo bài khấn dạng chuẩn nhất để bày tỏ lòng thành kính. Bài viết sau đây của dabaochau sẽ giới thiệu cho bạn biết 2 bài văn khấn xin dọn bàn thờ cuối năm và giúp bạn tránh những điều kiêng kỵ khi lau dọn.
Chuẩn bị dọn bàn thờ cuối năm (ngày 23 tháng Chạp)
Thông thường, việc dọn dẹp nhà cửa sẽ bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch), thời gian này mọi người bắt đầu thu xếp thời gian dọn dẹp và bày biện bàn thờ gia tiên.
Trước khi bao sái ban thờ gia tiên, cần phải sắm đĩa hoa quả tươi đặt lên thắp hương,. Sau đó, xin phép quan thần linh và gia tiên biết việc cũng như thời gian bao sái ban thờ. Đồng thời, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh để con cháu có thể thực hiện công việc (nhiều gia chủ đã tiến hành việc này từ hôm trước).
Cần chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải mảnh vải đỏ, hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Trường hợp bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên cùng với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau nhằm tránh bị lẫn lộn. Thắp và đợi hương tàn hãy bắt đầu công việc.
Lưu ý khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng rượu – gừng, hoặc nước ấm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh. Nếu có bài vị của phật, thánh thì nên lau trước, sau đó đổ nước cũ, thay nước mới để tiếp tục lau bài vị của tổ tiên. Sau khi lau sạch bàn thờ bằng nước sạch, thì lau lại bằng rượu gừng, nước thơm. Bao sái ban thờ gia tiên nên làm vào cuối tháng, trước khi làm lễ cúng Táo quân chầu trời.
Việc quét dọn bàn thờ gia tiên còn được gọi là tục lệ “quét tàn tinh”, cần phải lưu ý nếu nhà mới có tang thì không được quét dọn bàn thờ để tránh cũng như kiêng khói bụi bay vào mắt người mới mất.
Văn khấn xin dọn bàn thờ cuối năm chuẩn
Bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ là bài khấn nhằm xin phép thần linh, tổ tiên để gia chủ được thành kính tiến hành dọn dẹp bàn thờ cho sạch sẽ để đón năm mới. Dưới 2 đây là văn khấn xin lau dọn bàn thờ cuối năm dạng chuẩn nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
Văn khấn lau dọn bàn thờ mẫu 1
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Xem thêm:
Văn khấn lau dọn bàn thờ mẫu 2
Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Tín chủ tên là:
Cư ngụ tại địa chỉ:
Hôm nay ngày… tháng… năm… xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.
Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
(Xong vái 3 vái).
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm
Việc lau dọn bàn thờ tổ tiên, thần tài cần phải được tiến hành thường xuyên. Việc lau dọn bàn thờ là nhằm để bày tỏ lòng thành kính, hiếu nghĩa, tri ân đối với người đã khuất. Bất kể khi nào thấy bàn thờ gia tiên chưa được trang nghiêm, chỉnh chu, thanh tịnh thì cần phải tiến hành lau dọn ngay. Việc lau dọn bàn thờ cũng có thể theo định kỳ các tháng, không nhất thiết cứ phải chờ đến các dịp cuối năm.
Những dụng cụ cần chuẩn bị để lau dọn bàn thờ:
- Chổi, khăn sạch lau bàn thờ, không sử dụng khăn đã dùng cho mục đích khác.
- Chuẩn bị nước bao sái bàn thờ (dùng rượu gừng hoặc nước làm từ 5 thứ thảo dược quế, hồi, đinh hương, cây gỗ vang, bạch đàn).
- Một chiếc bàn, sử dụng mảnh vải đỏ trải lên hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Trường hợp bàn thờ có bài vị gia tiên và các vị thần thì phải đặt ra hai chỗ khác nhau, không nên để chung.
- Một mâm lễ bao gồm: 1 đĩa xôi, 1 phần thịt luộc, 1 đĩa hoa quả tươi, chè đậu xanh, 2 bình hoa tươi và bộ 5 chén nhỏ, 3 chén rượu nhỏ, 1 chén nước sôi để nguội, 3 lễ tiền vàng.
Lau dọn bàn thờ
- Bước 1: Bày mâm lễ cúng đã chuẩn bị lên bàn thờ rồi thắp hương và đọc bài khấn bao sái bát hương.
- Bước 2: Khi hương bắt đầu tàn, đưa các đồ thờ cần lau dọn xuống bàn đã trải sẵn giấy đỏ. Riêng bát hương tuyệt đối không di chuyển,phải để nguyên vị trí.
- Bước 3: Cho khăn sạch vào nước bao sái bàn thờ hoặc rượu gừng thấm ẩm để lau toàn bộ đồ thờ cúng.
- Bước 4: Dùng một chiếc khăn khô, sạch khác để có thể lau lại toàn bộ đồ thờ cúng. Chú ý khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc cũng có thể bay màu sơn.
- Bước 5: Sau khi đã lau bài vị xong, tiến hành rút tỉa chân nhang và dọn dẹp bát hương. Trong quá trình tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ phải rút từng cái một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương (thường sẽ là 3, 5, 7, 9). Số hướng đã rút sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc có thể vùi vào gốc cây.
- Bước 6: Sau đó, đặt lại đồ thờ cúng vào đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), và quét dọn bàn thờ.
- Bước 7: Cuối cùng, đọc bài khấn xin thỉnh các ngài về và báo cáo đã xong việc lau dọn ban thờ.
Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ cuối năm
Theo trong quan niệm của nhiều người, từ trước tới nay, bất kể dịp nào cứ thấy bàn thờ không sạch sẽ là lau dọn, rất ít ai để ý đến ngày dọn bàn thờ. Thậm chí, có không ít gia đình vô tâm, thờ ơ để ban thờ bụi bẩn đến nỗi có cả nhện giăng tơ. Nhưng cũng có một số gia đình luôn thường xuyên lau dọn ban thờ hàng ngày.
Về cơ bản, một năm có 12 tháng thì chúng ta sẽ lau dọn 12 lần trong năm và thông thường sẽ lau dọn vào 3 ngày cuối của các tháng. Riêng vào tháng 12 âm lịch tức tháng Chạp thì chỉ cần bắt đầu từ ngày 23 âm lịch trở ra là chúng ta có thể tiến hành lau dọn tổng thể cả bàn thờ và cả phòng thờ .
- Khi dọn dẹp cần mở cửa sổ và cửa ra vào để phòng được thông thoáng.
- Trước khi tiến hành dọn dẹp, cần phải chuẩn bị một chiếc mâm hoặc bàn có phủ giấy đỏ hoặc giấy trắng lên trên để đặt bát hương, bài vị và các đồ thờ. Trường hợp ngoài thờ gia tiên, gia đình bạn còn thờ các vị thần linh khác thì nên chuẩn bị sẵn hai chỗ để hạ đồ thờ, tuyệt đối không nên để lẫn.
Về thứ tự lau dọn bàn thờ, nếu có bài vị thì cần phải lau bài vị trước rồi đến bát hương sau cùng mới đến các đồ cúng khác. Nếu gia chủ thờ Phật thì lau dọn tượng Phật trước rồi mới lau đến các bài vị gia tiên.
Khi lau dọn bàn thờ cũng thường là lúc sẽ thay chân nhang. Sau cả một năm tấp nập, bận rộn với các ngày giỗ, ngày lễ, vì vậy, các bát hương đã khá đầy chân nhang nên cần bỏ bớt đi. Bạn hãy dùng thìa cỡ nhỏ xúc ra từng thìa tro nhỏ để bỏ đi. Hãy giữ lại một ít tro và chân nhang, bởi hành động đổ hết tro và chân nhang theo quan niệm từ xưa của người Việt là gây hao tán tài lộc cho gia chủ.
Một vài điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ cuối năm
Lau dọn bàn thờ gia tiên cuối năm, được coi là một nghi thức vô cùng quan trọng trong nền văn hóa truyền thống của nhiều gia đình Việt. Đây không chỉ với mục đích để làm mới không gian linh thiêng mà còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính. Tuy nhiên, để có thể giữ cho nghi lễ này được thực hiện một cách trang trọng và linh thiêng, có một số điều kiêng kỵ cần lưu ý.
- Không nên làm đổ vỡ đồ thờ cúng trên bàn. Đồ thờ cúng trên bàn thờ cũng là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng, tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất. Theo quan niệm của dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ có thể sẽ gặp chuyện không may.
- Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải phải dùng nước ấm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh.
- Đặc biệt, phải lưu ý không được lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa từng quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật. Thần phật có ngôi vị cao hơn nên rất dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
- Hơn nữa, không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra bên ngoài. Theo người xưa, hành động như vậy rất dễ gây “tán tài”. Nên dùng chiếc thìa cỡ nhỏ xúc đổ ra ngoài, rồi rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Ý nghĩa của bát hương (bát nhang)
Bát hương (nhang) được coi là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong mỗi hộ gia đình, là biểu hiện tâm linh trên bàn thờ gia tiên. Là nơi mỗi khi thắp hương nhằm tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay thậm chí là gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.
Tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… trong gia đình mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc:
- Thờ Phật: Cầu mong sự bình an, thanh thản đến với gia đình, mong muốn giải thoát tai ương.
- Thờ Thần: Thờ các vị thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình hiện đang cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
- Thờ gia tiên: Thờ họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu có thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trong trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và bàn thờ khác.
Hiện nay, có nhiều nhà lập 3 bàn thờ nhưng đa phần chỉ có một bàn thờ. Một bàn thờ vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt lõi là định vị tâm thức vào bàn thờ, đặc biệt khi cúng khấn.
Hãy luôn nhớ rằng các chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bằng, vô lượng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật vô cùng thiêng liêng của Trời Đất. Lưu ý sự giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là do tích phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân.
Việc thờ cúng, hay cầu khấn chỉ có tác dụng phù trợ, thúc đẩy thêm và cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây ra nhiều việc ác, kiếp này tiếp tục làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu đến dập trán, bươu đầu cũng chẳng thể khá hơn.
Hoặc trường hợp có người chỉ chăm chăm đi lễ cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng cha mẹ sống thì luôn đối xử tệ bạc, khi chết quên luôn cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần, Thánh, Phật đó không có ích gì.
Đặt bát hương (nhang) như thế nào?
Việc đặt bát hương trên bàn thờ cũng cần phải tuân theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát nhang được coi là nơi trú ngụ của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng đồng thời thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm.
Bát nhang thờ giống như một sợi dây vô hình để mỗi khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy, bát hương (nhang) cần phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa “quan lại” và chúng dân.
Đối với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân có gốc ở nơi đây thường sẽ đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho cùng một ban thờ.
Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô phía bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên phía bên phải, trong đó, bát hương thổ công bao giờ cũng có kích thước to hơn 2 bát kia và được đặt ở vị trí cao hơn.
Có không ít nhà đặt quá nhiều bát hương trên bàn thờ là không đúng cách. Mặt khác cũng tuyệt đối không được dán giấy ghi rõ bát hương nào là bát nào thờ ai cụ thể. Bởi nếu ghi như vậy là một việc làm vô tình đã “phạm thượng” với bậc bề trên với quan niệm, người trần, con cháu quy định cho chỗ đi, về cho Thần linh và Tiên tổ.
Trên đây là tổng hợp 2 bài văn khấn xin dọn bàn thờ cuối năm dạng chuẩn nhất và những điều kiêng kỵ khi lau dọn cần tránh. Hi vọng rằng từ những thông tin này, các bạn sẽ có thêm thật nhiều thông tin hữu ích, nhiều kiến thức mới mẻ để áp dụng thành công trong việc cúng bái gia tiên tại nhà nhằm mang lại may mắn, và tốt lành cho gia đình!
Xuất thân tại quê hương có truyền thống làm nghề chế tác đá mỹ nghệ thủ công, có cả 1 tuổi thơ gắn liền với nghề làm đá, đến năm 2017 thành lập Doanh nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Bình