Đã từ rất lâu, tín ngưỡng thờ cúng thần tài đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong truyền thống của người Việt Nam. Hơn nữa, bài văn khấn thần tài rằm tháng 7 được coi là cách để người Việt cầu mong được tài lộc và bình an. Tuy nhiên, rất ít ai biết bài khấn và cách khấn đúng cách, bài viết sau đây của Dabaochau sẽ giới thiệu cho bạn biết bài văn khấn thần tài rằm tháng 7 chi tiết, và hay nhất.
Ngày cúng Thần Tài Rằm tháng 7
Theo dân gian, ngày rằm hay còn được biết đến là ngày 15 âm lịch hằng tháng. Vậy thì ngày cúng Thần Tài rằm tháng 7 có phải được thực hiện vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hay không?
Trong thực tế, lễ cúng Thần Tài rằm tháng 7 sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 của tháng 7 âm lịch và không nhất thiết phải chọn lựa ngày đẹp hay xấu. Theo truyền thuyết, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan từ mùng 1 đến 12h trưa ngày 15 tháng 7 để cho các linh hồn được quay về thế gian. Do đó, cần phải cúng trước ngày 15 để đảm bảo rằng những vong linh, cô hồn sẽ kịp thời đầu thai và chuyển kiếp. Tục lệ cúng rằm tháng 7 này được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Bài văn khấn Thần Tài Rằm tháng 7
Bài văn khấn thần tài rằm tháng 7 cầu tài lộc và bình an cần phải chuẩn bị một cách cẩn thận và tôn trọng để bày tỏ lòng thành và sự kính trọng với thần linh, cũng như các vong hồn âm phủ. Dưới đây là bài văn khấn thần tài rằm tháng 7 chuẩn, đầy đủ nhất, mời các bạn cùng theo dõi:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Nhâm Dần
Tín chủ chúng con là…
Ngụ tại…
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản Cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản Gia Táo quân, Thần tài vị tiền và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, Thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao này không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi bày tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)
Xem thêm:
Cúng Thần Tài rằm tháng 7 cần những gì?
Ngoài nghi thức đọc văn khấn Thần Tài Rằm tháng 7 gia chủ cần phải sắm sửa các lễ vật để chuẩn bị mâm cúng thật tươm tất, bởi nó cũng là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình tổ chức lễ cúng. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chuẩn bị lễ vật, cũng như cách bày mâm lễ cúng Thần Tài:
Lễ vật cúng Thần Tài rằm tháng 7
Mâm lễ dâng cúng Thần Tài rằm tháng 7 là một trong những lễ vật đại diện được dâng lên các vị thần linh, nhằm bày tỏ lòng thành của gia chủ. Điều này sẽ giúp cho những lễ vật trong mâm cúng được chuẩn bị chu đáo và tỉ mỉ hơn. Hơn nữa, mâm cúng thần tài từ tháng 1 – tháng 6 âm lịch là mâm cúng mặn và trong khoảng thời gian còn lại là dâng cúng mâm cúng chay. Dưới đây là các lễ vật dâng cúng các vong linh, Thần Tài rằm tháng 7, mời các bạn tham khảo:
Lễ cúng Thần Tài mâm chay gồm có:
- Hương nhang
- Lá trầu sạch, xếp lên trên là 3 quả cau
- Vàng mã, tiền giấy
- 1 bình hoa tươi
- 5 chén rượu và 5 chén nước lọc
- Dĩa trái cây tươi sạch
- Dĩa bánh kẹo các loại
Lễ cúng Thần Tài mâm mặn gồm có:
- Hương nhang
- Lá trầu sạch, xếp lên trên là 3 quả cau
- Vàng mã, tiền giấy
- 1 bình hoa tươi
- 1 dĩa trái cây
- 5 chén rượu và 5 chén nước lọc
- 1 con gà trống luộc
- 1 miếng thịt lợn quay hoặc luộc
- Miến nấu
- Măng, đậu đũa xào
- Xôi giò
- Các món mặn khác
Cách bày mâm lễ cúng Thần Tài rằm tháng 7
Sau khi đã hoàn thành việc chuẩn bị các lễ vật dâng cúng Thần tài rằm tháng 7, tiếp theo là một số hướng dẫn cách bày trí mâm cúng, mời các bạn tham khảo:
- Bạn nên đặt một hũ gạo, một hũ muối, và ba chén nước sạch đầy ở giữa ông Thần Tài và Thổ Địa, 5 chén này cần được sắp xếp theo chữ thập có mang ý nghĩa ngũ hành tương sinh. Và có thể đặt bình hoa ở phía bên tay phải, đĩa trái cây ở phía bên tay trái của bức tượng. Dĩa trầu cau phải nên được đặt phía trước lọ hoa
- Một số gia đình có đặt thêm cóc ngậm tiền vàng thì gia chủ nên chủ ý bày trí ở phía bên trái bàn thờ và ở ngay phía trước của thần tài. Tuy nhiên, các gia chủ cần phải lưu ý, mỗi sáng ra thì phải quay cóc quay ra phía bên ngoài và tối thì lại quay cóc vào bên trong
- Ngoài ra, gia chủ cũng có thể thêm vào mâm cúng một tô sứ đẹp, sạch và đổ đầy nước sạch vào tô. Rải thêm một vài cánh hoa trên mặt nước tô để tạo thêm sự tâm linh nhằm thu hút tài lộc cho gia chủ
Một vài lưu ý khi cúng Thần Tài Rằm tháng 7
Việc tiến hành thực hiện lễ cúng và khấn bài văn khấn Thần Tài Rằm tháng 7 là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong việc tôn kính và thờ cúng. Dưới đây là một số lưu ý khi tiến hành nghi lễ để đảm bảo rằng không ảnh hưởng đến phong thủy, cũng như tránh xúc phạm đến Thần Tài và các vị thần linh, xin mời mọi người theo dõi:
- Gia chủ hoặc người tiến hành việc khấn vái cần phải ăn mặc trang nghiêm, lịch sự, đầu tóc gọn gàng, chỉnh tề, và thái độ đúng mực, kính cẩn
- Cần phải sử dụng bài văn khấn Thần Tài Rằm tháng 7 một cách phù hợp tùy theo điều kiện và mục đích cúng vái
- Không cần phải chuẩn bị mâm cao cỗ đầy, chỉ cần gia chủ thành tâm là được. Trường hợp dâng lễ cúng quá nhiều có thể dẫn đến lãng phí
- Tuyệt đối không nói tục, chửi bậy khi thực hiện nghi lễ cúng và khi đọc văn khấn Thần Tài Rằm tháng 7
- Không nên đốt quá nhiều giấy vàng mã gây ô nhiễm môi trường, bởi đốt vàng mã chỉ là một hành động mang ý nghĩa tâm linh
Cúng Thần Tài khi mình không kinh doanh có được không?
Thông thường, người dân có quan niệm rằng việc cúng Thần Tài chỉ áp dụng cho những gia đình đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế không có tài liệu chính thức nào ghi chép yêu cầu bắt buộc phải cúng Thần Tài. Điều này có thể phụ thuộc vào quan điểm văn hóa và tâm linh của từng khu vực cụ thể.
Đối với một số hộ gia đình không hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, việc quyết định thực hiện nghi lễ cúng Thần Tài hay không thường sẽ phụ thuộc vào quan điểm theo vùng địa phương. Không nhất thiết phải thực hiện nghi lễ cúng Thần Tài đối với những gia đình không theo lĩnh vực kinh doanh. Như đã đề cập trước đó, nghi lễ cúng và khấn văn khấn Thần Tài rằm tháng 7 thường mang một ý nghĩa cầu mong sự suôn sẻ và tài lộc dồi dào đến với gia đình.
Trên đây là tổng hợp bài văn khấn Thần Tài Rằm tháng 7 đầy đủ, chi tiết và chuẩn phong thủy nhất hiện nay. Hi vọng rằng từ những thông tin này, các bạn sẽ có thêm thật nhiều thông tin hữu ích, nhiều kiến thức mới mẻ để áp dụng thành công trong việc cúng bái gia tiên tại nhà nhằm mang lại may mắn, và tốt lành cho gia đình!
Xuất thân tại quê hương có truyền thống làm nghề chế tác đá mỹ nghệ thủ công, có cả 1 tuổi thơ gắn liền với nghề làm đá, đến năm 2017 thành lập Doanh nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Bình