Phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ mâm cỗ đến văn khấn thay bàn thờ mới để xin các bậc anh linh cho mình lập thay bàn thờ gia mới. Đây là một sự kiện rất trọng đại, có thể so sánh với việc động thổ, nhập trạch, cất nóc, đây là phép văn hóa tôn trọng ông bà tổ tiên của con người Việt Nam. Dưới đây là bài văn khấn thay bàn thờ mới và những điều nên biết khi thay bàn thờ, hãy cùng với Dabaochau tham khảo thêm qua bài viết dưới đây nhé!
Một vài thắc mắc khi thay bàn thờ gia tiên mới
Việc thay bàn thờ gia tiên mới là việc trọng đại trong gia đình, để tránh những điều kiêng kỵ không muốn ảnh hưởng xấu đến an bình, sức khỏe của gia đình, quý gia chủ cần tìm hiểu kỹ mâm cỗ và văn khấn thay bàn thờ mới.
Văn khấn thay bàn thờ mới đầy đủ nhất
Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu văn khấn thay bàn thờ mới đầy đủ, chi tiết và dễ nhớ dưới đây:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn thay bàn thờ gia tiên. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.
Cần đọc bài văn khấn thay bàn thờ mới với thái độ trang nghiêm thành tâm
Xem thêm:
Vì sao lại thay bàn thờ gia tiên mới?
Nếu thay bàn thờ gia tiên mới sẽ làm tăng sự trang nghiêm, vững chắc cho phòng thờ và để gia chủ bày tỏ lòng thành kính của mình khi chăm chút cho không gian thờ ông bà được khang trang, đẹp đẽ là việc nên làm.
Thông thường các gia đình thay bàn thờ ông bà mới trong các trường hợp sau:
- Bàn thờ gia tiên cũ kỹ, hư hỏng hoặc mục nát không thích hợp cho việc thờ cúng trong gia đình.
- Gia đình có thể cải tạo bàn thờ cũ hay thay bàn thờ mới nếu chuyển chỗ ở nhưng không thể mang bàn thờ cũ theo hay bàn thờ cũ không còn phù hợp với ngôi nhà nữa.
- Phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của gia đình. Khi gia đình có điều kiện kinh tế để làm một bàn thờ mới đẹp hơn, thích hợp hơn với yêu cầu thờ cúng hiện tại của gia đình.
Ngày đẹp để thay bàn thờ gia tiên mới
Khi thay bàn thờ gia tiên mới hoặc bất cứ loại bàn thờ nào, cần phải xem ngày giờ phù hợp để tránh phạm phải những sai lầm phong thủy có thể làm ảnh hưởng xấu đến tài lộc, may mắn, sự bình an của gia đình. Sở dĩ phải làm như vậy vì bàn thờ là không gian thờ cúng linh thiêng nhất và là vị trí hội tụ sinh khí, tài lộc may mắn của cả gia đình.
Các chuyên gia phong thủy khuyên gia chủ nên tham khảo cụ thể lịch vạn niên để chọn ngày giờ thích hợp cho việc thay mới bàn thờ gia tiên. Tránh những ngày xấu, ngày hung. Để an tâm, gia chủ có thể tham khảo ý kiến của những người lớn có kinh nghiệm về tâm linh để chọn được ngày lành tháng tốt, phù hợp với tuổi của gia chủ nhất.
Thay bàn thờ gia tiên mới thường được chọn vào mùng 1 hay ngày rằm hàng tháng. Vì thế, nếu gia đình có nguyện vọng thay bàn thờ mới thì nên chọn ngày này, ở bất kỳ một tháng nào, miễn thuận tiện và thích hợp với công việc của gia đình mình.
Các việc cần làm khi thay bàn thờ mới
Thay bàn thờ mới là một việc hết sức tâm linh, có thể ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình vì thế cần tìm hiểu những việc cần làm khi thay bàn thờ mới để mọi việc suôn sẻ, thuận lợi hơn. Dưới đây là những việc cần làm khi gia chủ muốn thay bàn thờ mới.
Lễ vật cần chuẩn bị khi thay bàn thờ mới
Đồ lễ cần chuẩn bị kỹ trong thủ tục thay bàn thờ mới chính là:
- Một đĩa xôi và một con gà trống luộc. (Có nhiều địa phương thay bằng thịt lợn luộc)
- 2 lạng thịt lợn, 5 quả trứng gà sống, …
- Trầu cau, rượu trắng.
- 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo.
- Hoa tươi.
- Quần áo các quan, ngựa trắng, mũ bằng giấy.
- Tiền vàng, hương, nến.
Bạn có thể bắt đầu lên đèn hương làm lễ ngay sau khi đã chuẩn bị xong những món đồ cúng trên. Để hoàn thành nghi lễ thay bàn thờ mới một cách chính xác nhất, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các thầy cúng để không phạm phải những điều kiêng kỵ.
Quý gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ những món đồ dùng tế tự kể trên để thực hiện việc khấn vái thay bàn thờ mới. Tùy theo số lượng yêu cầu của thầy cúng, thầy phong thủy mà bạn có thể bổ sung thêm một số lễ vật khác, sự thành tâm thành kính của bạn sẽ được ông bà tổ tiên, thần linh chứng giám.
Quy trình thay bàn thờ mới
Bàn thờ mới phải được sắp xếp sạch sẽ, cẩn thận. Dưới đây là quy trình thay bàn thờ mới chi tiết, rõ ràng mời quý khách tham khảo:
- Bước 1: Bày trí mâm cúng trước bàn thờ.
- Bước 2: Thắp hương
- Bước 3: Cầu nguyện chân thành
- Bước 4: Hóa vàng mã
- Bước 5: Chờ hương tàn thì cúng, hạ các vật lễ trên bàn thờ xuống.
- Bước 6: Quét bụi và lau dọn bàn thờ và tủ thờ.
- Bước 7: Cẩn thận sắp xếp các đồ trên bàn thờ vào hộp và đóng gói chắc chắn.
- Bước 8: Chuyển đến nhà mới, sắp xếp lại các vật dụng đặt trên bàn thờ mới.
- Bước 9: Làm lễ nhập trạch vào khi nhà mới, mời gia tiên về ở.
- Bước 10: Sau khi chuyển bàn thờ xong xuôi cần thắp nhang liên tục trong vòng 1 tuần vì theo quan niệm dân gian là để tổ tiên ông bà quen với nhà mới.
Các việc cần làm khi chuyển bàn thờ về nhà mới
Việc chuyển bàn thờ về nhà mới là một việc tâm linh, cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, mâm cỗ và bài khấn khi chuyển bàn thờ về nhà mới để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, mang may mắn tài lộc đến cho gia đình gia chủ. Dưới đây là các việc cần làm khi chuyển bàn thờ về nhà mới mời bạn tham khảo.
Bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới chuẩn phong thủy
Văn khấn là một phần không thể thiếu trong quá trình cúng rước bàn thờ gia tiên về nhà mới. Bài khấn dưới đây sẽ giúp gia chủ dễ nhớ hay gia chủ có thể đọc theo:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin kính lạy Liệt Tổ Liệt Tông… (họ của ông bà, tổ tiên đang thờ cúng) Gia Tại Thượng.
Kính lạy Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại Gia Tiên Linh. (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ cúng).
Con tên là: ….. Hôm nay ngày…… tháng.…. năm…… (nhằm ngày… tháng… năm… âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ gia tiên đến địa chỉ mới ở …………….. Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa chỉ mới.
Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi cầu mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật!
Văn khấn thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ
Bỏ bàn thờ cũ là một chuyện hết sức tâm linh, vì vậy gia chủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng bài văn khấn thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ để ông bà tổ tiên có thể chứng giám. Dưới đây là bài văn khấn thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ gia chủ có thể đọc theo:
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần
Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ chúng con là: ……………………….. Ngụ tại: ……………..
Hôm nay là ngày … Tháng … Năm … (âm lịch), chúng con thành tâm sửa biện lễ vật, hương đăng, kim ngân, hoa tươi, quả tốt. Đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Trong suốt thời gian qua chúng con công tác, làm việc tại………. đã được sự che chở, phù trì của chư vị Tôn thần. Bây giờ, do chuyển làm việc tại cơ quan mới, bàn thờ mới đã được tập trung tại ………………………. nên chúng con xin được dỡ bỏ bàn thờ tại …………..
Hôm nay, chúng con thành tâm sắm sửa chút lễ mọn, bày tỏ lòng thành kính, xin được tạ ơn chư vị Tôn thần. Chúng con người trần mắt thịt, thành tâm sửa lễ, có gì thiếu sót, chưa phải thì kính mong các chư vị Tôn thần xá lỗi cho chúng con.
Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Lễ vật cần chuẩn bị khi chuyển bàn thờ về nhà mới
Chuẩn bị mâm cỗ và các món đồ cúng gồm đĩa trái cây ngũ quả, lọ hoa tươi, hương và đèn cầy, vàng mã, bộ tam sanh (thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc), gà luộc hay thịt quay (không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia chủ), rượu và trà, đĩa xôi hay cháo và trầu cau.
Quy trình chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới
Dưới đây là quy trình chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới mà gia chủ cần thực hiện khi quyết định chuyển nhà.
- Tại nhà cũ của mình, soạn lễ cúng thắp ba nén hương, rồi đọc bài khấn cho bàn thờ cũ. Chờ hương tàn thì hóa tiền vàng và bái tạ.
- Sau đó dọn bài thờ cũ sạch sẽ, rồi bọc toàn bộ đồ trên bàn thờ bằng vải sạch và sắp xếp vào thùng cẩn thận.
- Tại nhà mới, bày trí lại bàn thờ và làm lễ nhập trạch nhà mới. Nếu như quý khách thay hẳn bàn thờ mới thì chỉ cần chuyển đồ thờ cũ và đốt bỏ bàn thờ cũ.
Một số điều cần lưu ý khi đọc văn khấn thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ
Vì đây là một việc tâm linh, có thể ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn, sức khỏe của gia đình nên khi thực hiện cúng lễ cần chú ý đến 6 điều sau:
- Bạn cần thông báo và thống nhất ý kiến về việc thay bàn thờ gia tiên mới
- Dọn dẹp bàn thờ cũ cũng như khấn xin trước khi thực hiện thay bàn thờ mới
- Lựa chọn thời điểm thay thế bàn thờ cẩn thận
- Dọn dẹp sạch sẽ sau khi thay thế bàn thờ mới
- Cúng lễ sau khi thay thế bàn thờ gia tiên mới.
- Bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ bàn thờ mới.
Như vậy quý khách đã vừa đọc xong văn khấn thay bàn thờ mới và các lễ vật, quy trình khi thực hiện cúng bái tổ tiên ông bà. Chúng tôi hy vọng rằng quý khách sẽ đọc bài khấn này một cách suôn sẻ, thành tâm để ông bà tổ tiên có thể chứng giám và phù hộ cho gia đình của gia chủ bình an, may mắn.
Xuất thân tại quê hương có truyền thống làm nghề chế tác đá mỹ nghệ thủ công, có cả 1 tuổi thơ gắn liền với nghề làm đá, đến năm 2017 thành lập Doanh nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Bình