Văn khấn trước ngày giỗ thường đầy đủ và chuẩn nhất hằng năm

Đã từ rất lâu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong truyền thống của người Việt. Hơn nữa, văn khấn trước ngày giỗ thường được coi là cách để con cháu bày tỏ lòng thương nhớ, biết ơn đối với họ. Tuy nhiên, rất ít ai biết bài khấn và cách khấn đúng cách, bài viết sau đây của Dabaochau sẽ giới thiệu cho bạn biết  4 bài văn khấn trước ngày giỗ thường hằng năm chi tiết và đầy đủ nhất.

Ba ngày giỗ chính của người Việt Nam

Bài văn khấn trước ngày giỗ thường sẽ bao gồm giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường hay còn gọi là Cát Kỵ. Ngày tiến hành cúng giỗ sẽ được tính dựa vào thời gian qua đời của người đã khuất. Dưới đây là 3 ngày giỗ chính của người Việt Nam, mời các bạn theo dõi.

Giỗ đầu

Đây là ngày giỗ đầu tiên, tức là khoảng thời gian sau một năm kể từ ngày mất. Sẽ được tổ chức trong khuôn khổ lễ tang chế, do đó, vẫn mang đến không khí buồn thảm và bi thương. Giỗ đầu hay còn được biết đến với tên gọi khác là lễ Tiểu Tường, được tổ chức vô cùng trang nghiêm. Lúc này, con cháu vẫn phải diện trang phục tang, thậm chí thân nhân vẫn bày tỏ nỗi buồn của mình thông qua những tiếng khóc nấc trong lúc diễn ra lễ nghi.

Những người đến dự lễ giỗ, thường sẽ luôn mặc trang phục chỉnh tề và trang nghiêm. Hầu hết, không có sự cười đùa hay những cử chỉ, cũng như hành động thiếu sự nghiêm túc.

Ba ngày giỗ chính của người Việt Nam
Ngày giỗ đầu cần phải chuẩn bị mâm cơm đầy đủ, tươm tất

Giỗ hết

Lễ văn khấn gia tiên, tổ tiên, ông bà trong ngày giỗ hết hay gọi là giỗ Đại Tường, thường sẽ được thực hiện vào ngày giỗ sau hai năm tính từ ngày mất của người đã khuất. Bởi đây là ngày giỗ vẫn được tổ chức trong kỳ tang chế kéo dài 3 năm, nên nó vẫn mang một không khí trang nghiêm và buồn thương.

Giỗ Đại Tường được coi là ngày cúng giỗ vô cùng quan trọng, bởi có sự tham gia đông đủ của người thân và khách mời. Sau 3 tháng, tức là khoảng 27 ngày sau sự ra đi của người thân, gia đình sẽ phải chọn một ngày phù hợp để tiến hành nghi lễ đoạn tang, kết thúc giai đoạn một kỳ tang chế.

Ba ngày giỗ chính của người Việt Nam
Gia chủ sẽ làm lễ đoạn tang trong giỗ hết 

Một số hoạt động chính làm lễ đoạn tang trong ngày giỗ hết cần biết:

  • Xây, sửa sang cho phần mộ đẹp hơn
  • Đốt bỏ quần áo, khăn, băng tang, và các đồ dùng như gậy chống, câu đối,… 
  • Chuyển bỏ bàn thờ vong và dời linh vị vào bàn thờ gia tiên 
  • Báo cáo đến tổ tiên, xin phép chuyển bát hương vào bàn thờ gia tiên

Lưu ý, thay vì di chuyển cả bát hương lên bàn thờ gia tiên, thì gia chủ cũng có thể xin rút 3 chân nhang ở trong bát hương của người quá cố để cắm vào bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, các đồ vật như linh vị, bức di ảnh và bát hương cần phải được sắp xếp một cách gọn gàng, và chuẩn phong thủy. 

Giỗ thường

Giỗ thường hay còn được gọi là Cát Kỵ, là một ngày giỗ dành cho những người đã qua đời từ năm thứ 3 trở đi. Thông thường, ngày này được gọi là ngày giỗ lành, ngày mà con cháu không còn mặc trang phục tang. Và đây cũng là dịp để gia đình sum họp, bàn chuyện trong gia đình và dòng họ. Hơn nữa, lễ giỗ Cát Kỵ thường được tổ chức nhỏ gọn hơn, cũng như ít phức tạp hơn so với ngày giỗ đầu và giỗ hết.

Ba ngày giỗ chính của người Việt Nam
Ngày giỗ thường thường được tổ chức nhỏ gọn

Văn khấn ngoài mộ trước ngày giỗ 

Bài văn khấn ngoài mộ là một hình thức nhằm thể hiện tình cảm, sự biết ơn và kính trọng đối với người đã khuất. Dưới đây là bài văn khấn trước ngày giỗ thường ngoài mộ, mời các bạn tham khảo:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ………..

Ngày trước giỗ – Tiên Thường………..

Tín chủ con là:………..

Ngụ tại:………..

Nhân ngày mai là ngày giỗ của………… (họ tên người mất)

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm dâng lễ, quả cau lá trầu, hương hoa, trà quả, đốt nén tâm hương, trước ngày án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tấu trình.

Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thưa các vị Thần linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về nơi đây cùng hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn ngoài mộ trước ngày giỗ 
Bài văn khấn trước ngày giỗ thường tại mộ chuẩn nhất

Xem thêm:

Văn khấn trước ngày giỗ thường chuẩn nhất hằng năm

Bài văn khấn trước ngày giỗ thường cần phải chuẩn bị một cách cẩn thận và tôn trọng để bày tỏ lòng thành và sự kính trọng đối với người đã qua đời. Dưới đây là 3 bài văn khấn trước ngày giỗ thường chuẩn, đầy đủ nhất, mời các bạn cùng theo dõi:

Văn khấn ngày giỗ đầu chi tiết, hay nhất

Nam mô a di Đà Phật! (3 Lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời:

Hiển…

Hiển…

Hiển…

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho trangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật! (3 Lần).

Văn khấn trước ngày giỗ thường chuẩn nhất hằng năm
Bài văn khấn ngày giỗ đầu chi tiết, hay nhất

Văn khấn ngày giỗ hết chuẩn nhất

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ…

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm… Âm lịch.

Chính ngày giỗ hết của…

Thiết nghĩ… vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày giỗ hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành.

Thành khẩn kính mời…

Mất ngày… tháng… năm…

Mộ phần táng tại:…

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn trước ngày giỗ thường chuẩn nhất hằng năm
Bài văn khấn ngày giỗ hết chuẩn, chi tiết nhất 

Văn khấn ngày giỗ thường hằng năm chi tiết

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

  •  Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
  •  Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
  •  Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
  • Con kính lạy chư Gia Tiên Cao Tằng Tổ Tiên nội ngoại họ…

Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch).

Chính ngày giỗ của:…

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành.

Thành khẩn kính mời:…

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…

Mộ phần táng tại:…

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Dì và toàn thể các Hương Linh Gia Tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn trước ngày giỗ thường chuẩn nhất hằng năm
Bài văn khấn trước ngày giỗ thường đầy đủ, chi tiết nhất

Mâm cúng ngày giỗ thường (lễ Tiên thường) nên có những gì?

Vào ngày giỗ thường, lễ Cát Kỵ, lễ Tiên thường, ngoài bài văn khấn trước ngày giỗ thường, cần phải chuẩn bị lễ thật trang nghiêm và thành tâm cũng như mọi giỗ khác. Gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, tươm tất nhằm bày tỏ lòng thành kính với người thân đã khuất của mình. Dưới đây là một mâm cúng đầy đủ, mời các bạn cùng tham khảo.

  • 1 bó hương (nhang)
  • 1 bình hoa
  • 1 dĩa quả
  • Các lễ vật phẩm oản, vàng mã
  • 1 mâm lễ mặn gồm có xôi, gà luộc, các món cơm canh…

Tuy nhiên, không theo một quy chuẩn hay theo một nguyên tắc nào về các mâm lễ vật dâng cúng. Thông thường, một mâm cúng thịnh soạn hay đơn giản tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên, gia chủ chỉ cần bày tỏ lòng tôn trọng, thành tâm là được.

Vào ngày lễ Tiên Thường, gia chủ cần phải làm 2 lễ dưới đây: 

  • Lễ cúng báo cáo Thổ Thần và lễ báo cáo Gia tiên với các lễ vật nhang hương, bình hoa, dĩa trái cây, phẩm oản, tiền vàng, lá trầu và cau, rượu, lễ mặn dâng cúng và khấn bài văn khấn cúng Tiên Thường.
Mâm cúng ngày giỗ thường (lễ Tiên thường) nên có những gì?
Mâm cúng ngày giỗ thường (lễ Tiên thường) cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo

Khi khấn vái xưng hô như thế nào?

Khi đọc văn khấn trước ngày giỗ thường cần biết cách xưng hô chuẩn mực để tránh xúc phạm đến thần linh. Cách xưng hô khi khấn vái trong nghi lễ cúng giỗ tổ tiên, ông bà hay người thân cần tham khảo các hướng dẫn dưới đây:

Nếu người bố đã chết thì hải khấn là: Hiển khảo

Nếu người mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ

Nếu người ông đã chết thì hải khấn là: Tổ khảo

Nếu người bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ

Nếu cụ ông đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Khảo

Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ

Nếu như anh em đã chết thì phải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ

Nếu như chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội

Nếu như cô dì chú bác đã chết thì phải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội

Hoặc có thể khấn chung là: Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên

Khi khấn vái xưng hô như thế nào?
Các cách xưng hô dạng chuẩn khi đọc bài khấn vái trong ngày giỗ

Trên đây là tổng hợp 4 bài văn khấn trước ngày giỗ thường hằng năm đầy đủ, chi tiết và chuẩn phong thủy nhất hiện nay. Hi vọng rằng từ những thông tin này, các bạn sẽ có thêm thật nhiều thông tin hữu ích, nhiều kiến thức mới mẻ để áp dụng thành công trong việc cúng bái gia tiên tại nhà nhằm mang lại may mắn, và tốt lành cho gia đình!