Vào ngày Tết Thanh minh, người Việt thường cúng Tết Thanh minh tại ngay cả hai nơi là ở gia đình và phần mộ tổ tiên. Dù đi làm ăn xa thì vào ngày này gia đình sẽ cùng tụ họp đi tảo mộ ông bà sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm ấm cúng gia đình. Dưới đây là 3 bài bài cúng mà Dabaochau biết, văn khấn Thanh Minh ngoài mộ và văn khấn cúng Tết Thanh minh tại nhà đầy đủ nhất.
Nguồn gốc của Tết Thanh minh
Thanh minh là một từ Hán Việt, trong đó “thanh” có nghĩa là khí trong, còn ‘minh” nghĩa là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân đi qua, những cơn mưa bụi của trời xuân tươi đã hết, bầu trời sẽ trở nên quang đãng, sáng sủa tức là sang Tết Thanh minh.
Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí trời hàng năm gồm Tiết Lập Xuân, Tiết Vũ Thủy, Tiết Kinh Trập, Tiết Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tiết Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Tiết Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Tiết Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Tiết Đại Thử, Tiết Lập Thu, Tiết Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tiết Thu Phân,Tiết Hàn Lộ, Tiết Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Tiết Tiểu Tuyết, Tiết Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Tiết Đại Hàn.
Tết Thanh minh đến sau ngày Lập xuân là 60 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Tết Thanh minh chính là ngày đầu tiết của tiết khí trời này.
Một vài bài văn khấn Tết thanh minh chuẩn và chi tiết nhất
Dưới đây là 3 bài văn khấn Tết thanh minh tại nhà, ngoài mộ và ngoài nghĩa trang chi tiết và dễ thuộc. Mọi người có thể học theo hoặc ghi ra giấy và đọc khi cúng.
Văn khấn Tết thanh minh tại nhà
Đọc văn khấn trong nhà để tạ ơn tổ tiên, ông bà, các vị thần linh đã luôn che chở, phù hộ trong suốt năm nên phải nghiêm túc, thành tâm. Sau đây là bài văn khấn Tết Thanh minh trong nhà:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…
Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia
Hôm nay là ngày 5 tháng 3 năm Nhâm Dần
Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn.
Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Thanh minh ngoài mộ phần
Mộ là nhà, là nơi trú ngụ của ông bà tổ tiên đã khuất, cúng Thanh minh ngoài mộ để mời ông bà thụ hưởng lễ vật và cảm tạ ơn sinh thành giáo dục. Đây là bài văn khấn Thanh minh ngoài mộ mọi người có thể đọc theo:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày: …
Tín chủ chúng con là: (tên người khấn).
Ngụ tại: (địa chỉ của nhà tín chủ).
Nhân tết Thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp.
Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.
Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Văn khấn Tết Thanh minh tại nghĩa trang
Bài văn khấn Tết Thanh minh tại nghĩa trang được đọc như sau:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày… tháng… năm Nhâm Dần (đọc ngày tháng âm lịch)
Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của bạn)
Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của nhà bạn)
Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, chứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Xem thêm:
Ý nghĩa Tết Thanh minh
Tết Thanh minh gắn liền với đạo đức, bổn phận con người của Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, những người đi trước. Đây là ngày giỗ tổ chung để mọi người trong gia đình có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành giáo dục tạo dựng của tổ tiên.
Ông bà ta xưa thường đi tảo mộ vào dịp Tết Thanh minh do ngày này tiết trời chuyển sang ấm dần, ngày mưa nhiều hơn, cây cỏ xanh tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ của ông bà sạt lở nên cần phải cắt cỏ, dọn dẹp, đắp thêm đất lên mộ và thắp nhang để có cảm giác ấm cúng hơn.
Trong tục lệ tảo mộ, ngoài thắp hương cho tổ tiên, người ta còn quan tâm thắp hương cho những nấm mộ vô chủ, không có người thăm viếng như để tỏ lòng thành kính phân ưu với người đã mất.
Khi đi tảo mộ, tưởng nhớ đến tổ tiên, người thân, ông bà đã khuất, mọi người trong gia đình có thể dạo chơi ngắm cảnh cây cỏ tươi tốt, nên còn được gọi là Đạp Thanh. Vào ngày Tết Thanh minh, người Việt Nam thường chuẩn bị mâm cúng chỉnh chu tại gia đình và phần mộ tổ tiên.
Tết Thanh minh người ta thường làm gì?
Người thường thắp nhang, đốt vàng mã hay đặt hoa tươi lên mộ để tưởng nhớ đến tổ tiên.
Khu nghĩa địa trở nên sôi động và đông đúc và ấm cúng trong ngày Tết Thanh Minh. Người già thường hay cầu nguyện và khấn vái tổ tiên tại mộ phần của họ, trong khi trẻ em thường theo bố mẹ hay ông bà để tìm hiểu về lịch sử gia đình và tôn trọng , thành kính tổ tiên thông qua việc thăm mộ. Ngày Tết cũng thường là thời điểm thích hợp mà những người đang làm việc phương xa nhà quay về để tảo mộ và sum họp cùng với gia đình.
Ngoài việc tảo mộ, người Việt Nam còn có truyền thống làm bánh chay và bánh trôi, sau đó cả gia đình sẽ tụ họp để thưởng thức hương vị độc đáo của những món bánh ngon này.
Tết Thanh Minh cũng đánh dấu sự chuyển mình của tiết trời, khi mùa đông đã kết thúc và bắt đầu khung trời ấm áp, cây cỏ bắt đầu sinh trưởng phát triển mạnh mẽ, và hoa nở rộ. Đây là thời điểm rất lý tưởng để thư giãn, tham quan cảnh vật thiên nhiên, và tận hưởng khung cảnh đẹp tự nhiên.
Sắm lễ vật cúng Thanh minh ngoài mộ và trong nhà
Để mâm cúng chỉnh chu hơn, người ta sẽ chuẩn bị các món ăn truyền thống tùy theo vùng miền, bày biện đẹp mắt để dâng lên ông bà. Dưới đây là lễ vật cúng Thanh minh trong nhà và ngoài mộ:
Lễ cúng Tết thanh minh trong nhà
Vào ngày Tết thanh minh, ở một số gia đình có truyền thống chuẩn bị mâm cúng tại nhà. Phần lễ cúng trong nhà không yêu cầu quá cầu kỳ, tùy vào phong tục của từng địa phương cũng như điều kiện cho phép của gia chủ.
Để làm mâm cúng Tết thanh minh tại nhà chu đáo, bạn có thể chuẩn bị các món mặn như gà luộc, xôi, canh măng, miến, giò, các món xào,… cùng những loại hoa quả tươi, trầu cau và vàng mã. Với các gia đình thờ Phật thì nên chuẩn bị mâm cúng chay.
Ở một số hộ gia đình nếu không chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ để cúng Tết Thanh minh thì bạn có thể thắp nhang và chuẩn bị hoa, quả, trà, bánh kẹo,… để tưởng nhớ đến tổ tiên.
Lưu ý là khi cúng Tết thanh minh trong nhà bạn cần phải dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lau dọn bàn thờ. Khi thắp nhang phải mặc quần áo lịch sử, chỉnh tề để vái lạy và đọc văn khấn Tết thanh minh. Sau một tuần nhang cháy hết thì gia đình hóa vàng mã và xin thụ hưởng lộc.
Lễ cúng Tết thanh minh ngoài mộ
Tùy theo truyền thống mỗi gia đình mà mâm cúng Tết thanh minh ngoài mộ có thể là mâm cúng mặn hay chay.
- Nếu là mâm cỗ chay, bạn cần chuẩn bị các món: Xôi chè, bánh trái, oản chuối, chai nước, bỏng, gạo muối, bơ, chén mật ong.
- Nếu là mâm cỗ mặn: ngoài những nêu món trên bạn cần chuẩn bị thêm rượu thịt, gà luộc, chân giò, hoặc khoanh giò.
- Lễ vật khi cúng Tết thanh minh gồm: Hương, đèn, rượu, chè, quả, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Nếu ở mộ phần có nhiều bát nhang thì bát nào cũng phải được thắp nhang.
Lưu ý trước khi bày cúng Tết thanh minh tại mộ, bạn cần dọn dẹp hết cỏ dại và cây hoang mọc bao trùm trên mộ, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn rồi mới đặt lễ vật lên cúng. Sau khi nhang cháy khoảng 2/3 thì làm lễ tạ, hóa vàng mã và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và lễ gia tiên ở nhà. Nếu bạn có ghi văn khấn Tết Thanh minh ra giấy thì sau khi đọc xong cũng phải mang đi hóa.
Trên đây là 3 bài văn khấn Tết Thanh minh tại nhà, văn khấn Tết Thanh ngoài mộ và ngoài nghĩa trang chuẩn, chi tiết và dễ nhớ, các gia chủ có thể học thuộc hoặc đọc theo khi cúng. Khi đọc văn thái độ phải nghiêm túc, thành tâm để bày tỏ tấm lòng thành lên ông bà tổ tiên, các vị thần tiên và cầu mong gia đình luôn an lành, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Xuất thân tại quê hương có truyền thống làm nghề chế tác đá mỹ nghệ thủ công, có cả 1 tuổi thơ gắn liền với nghề làm đá, đến năm 2017 thành lập Doanh nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Bình